Nghiên cứu tác động gây chết của virus và động vật phù du cho vi khuẩn và thực vật phù du trong hồ Phú Dưỡng ở Đà Lạt, Việt Nam

Mục đích của nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân gây chết vi khuẩn và TVPD ở hồ Xuân Hương là do virus hay do ĐVPD hoặc có thể là do cả hai tác động đồng thời: sự phân giải của virus và sức ăn của ĐVPD. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành hai thí nghiệm pha loãng nước hồ Xuân Hương vào mùa khô và mưa trong năm. | TAP CHI SINH HOC 37(2): Nghiên cứu tác động gây chết của virus2015, và động vật200-206 phù du DOI: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG GÂY CHẾT CỦA VIRUS VÀ ĐỘNG VẬT PHÙ DU CHO VI KHUẨN VÀ THỰC VẬT PHÙ DU TRONG HỒ PHÚ DƯỠNG Ở ĐÀ LẠT, VIỆT NAM Trần Thị Tình1*, Đoàn Như Hải2, Lê Bá Dũng1 1 2 Trường Đại học Đà Lạt, *tinhtt_env@ Viện Hải Dương học Nha Trang, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Đã có một số nghiên cứu về tác động phân giải bởi virus và sức ăn của động vật phù du lên lưới thức ăn thủy vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá vai trò gây chết của cả hai yếu tố này ở cùng một thời điểm trong các thủy vực nội địa Việt Nam vẫn còn ít được nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật pha loãng để ước tính tác động đồng thời của cả hai yếu tố: sự phân giải của virus và sức ăn của động vật phù du đối với vi khuẩn, vi tảo, và đặc biệt là tảo lam dạng sợi, nhóm ưu thế trong hồ cạn phú dưỡng Xuân Hương, Đà Lạt. Tiến hành hai thí nghiệm pha loãng: một thí nghiệm thực hiện vào mùa khô (1/2014) và thí nghiệm còn lại được thực hiện vào mùa mưa (7/2014). Mật độ virus và vi khuẩn được đếm bằng kính hiển vi huỳnh quang, mật độ thực vật phù du được đếm bằng kính hiển vi quang học. Trong thí nghiệm mùa khô, sự phân giải của virus được xác định là nguồn gây chết chính cho vi khuẩn lam, loại bỏ tương ứng 65% và 87% năng suất tiềm năng của vi khuẩn lam dạng sợi và vi khuẩn. Trong mùa mưa, sức ăn của động vật phù du loại bỏ tương ứng 20%; 65% và 80% năng suất tiềm năng tảo đơn bào, vi khuẩn lam khác và vi khuẩn. Từ khóa: Động vật phù du, sự phân giải bởi virus, sức ăn của động vật phù du, thực vật phù du, vi khuẩn lam. MỞ ĐẦU Virus tồn tại trong nước với mật độ cao. Theo Fuhrman (1999) [8], sự xâm nhiễm của virus được xem là một trong những quá trình quan trọng trong các hệ sinh thái thủy sinh. Proctor & Fuhrman (1990); Weinbauer & Hofl (1998); Evans et al. (2003) [5, 15, 19] đã chứng minh sự phân giải của virus có thể gây chết .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.