Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn các giống sắn dựa vào đa hình trình tự gen GBSS1

Mục đích nghiên cứu bài viết nhằm bổ sung chỉ thị phân tử được sử dụng để đánh giá kết quả lưu giữ giống sắn và kết hợp với chỉ thị SSR liên quan đã nghiên cứu làm cơ sở chọn lọc hiệu quả các dòng sắn mang các tính trạng chọn lọc phục vụ sản xuất trong thời gian tới. | CHI SINH HOC 213-219 Nghiên cứuTAP đa dạng di truyền tập2015, đoàn37(2): các giống sắn DOI: NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN CÁC GIỐNG SẮN (Manihot esculenta Crantz) DỰA VÀO ĐA HÌNH TRÌNH TỰ GEN GBSS1 Nguyễn Phương Thảo1, Nguyễn Chi Mai2, Phan Minh Tuấn2, Trần Mỹ Linh3, Lê Quỳnh Liên3, Lê Quang Trung2,4, Nguyễn Tường Vân5* 1 Trường Đại học Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 4 Viện An toàn Thực phẩm 5 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *vanngtg@ 2 TÓM TẮT: GBSS1 (Granule bound starch synthase 1) là gen điều khiển sinh tổng hợp tinh bột ở cây sắn (Manihot esculenta Crantz) và đa dạng alen của gen phản ánh đa dạng về năng suất và chất lượng tinh bột. Trong nghiên cứu này đa dạng di truyền của tập đoàn giống sắn đang lưu giữ được đánh giá dựa vào đa hình trình tự ADN dọc đoạn đích trên gen GBSS1 của 14 giống đại diện trong 44 giống sắn đã đươc đánh giá bằng chỉ thị SSR. Kết quả phân tích dựa vào giá trị bootstrap trên cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Neighbor Joining, dựa vào hệ số di truyền trên phần mềm và dựa vào đột biến điểm dọc đoạn đích 612bp trên gen GBSS1 của các giống sắn nghiên cứu đều phản ánh đa dạng di truyền cao và phù hợp với kết quả đánh giá bằng chỉ thị SSR. Các giống sắn được phân thành 3 nhánh tách biệt trên cây chủng loại theo tỷ lệ tinh bột và năng suất củ tươi trung bình đặc trưng của từng nhóm. Giữa các nhóm có giá trị bootstrap từ 53-99% và khác biệt di truyền tin cậy (Kst=0,74, χ2=28; P=0,036) với số lượng alen (A=9) và đa dạng alen (Ad =0,91) cao. Mỗi nhóm sắn có 2-5 alen đặc trưng. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả công tác lưu giữ nguồn gen các giống sắn. Các alen đặc trưng của từng nhóm có thể sử dụng kết hợp với chỉ thị SSR liên quan làm cơ sở để chọn lọc hiệu quả các dòng sắn có tỷ lệ tinh bột cao. Từ khóa: Quần thể .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.