Đặc trưng và hiện trạng khai thác một số loài động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Bài viết nghiên cứu về đặc trưng và hiện trạng khai thác một số loài động vật đáy (ĐVĐ) có giá trị kinh tế chủ yếu là việc cần thiết nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về chuỗi, lưới thức ăn và cung cấp dữ liệu cho quy hoạch, phân vùng sử dụng, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý. | HOCsố2015, 418-428 Đặc trưng và hiện TAP trạngCHI khaiSINH thác một loài 37(4): động vật đáy DOI: DOI: ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÁY CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CHỦ YẾU Ở ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH Phan Đức Ngại1*, Võ Sĩ Tuấn2, Hứa Thái Tuyến2, Nguyễn An Khang2 1 2 Trường Đại học Khánh Hòa,*ngai9581@ Viện Hải Dương học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Đặc trưng và hiện trạng khai thác một số loài động vật đáy (ĐVĐ) có giá trị kinh tế chủ yếu ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định được xác định thông qua việc tổng hợp các tư liệu nghiên cứu từ 2008-2013 và qua 2 đợt điều tra khảo sát bổ sung từ năm 2014-2015. Kết quả đã xác định được 12 loài ĐVĐ có giá trị kinh tế chủ yếu được khai thác trong đầm Thị Nại, gồm 5 loài hai mảnh vỏ (Bivalvia), 1 loài chân bụng (Gastropoda) và 5 loài giáp xác (Crustacea) và 1 loài Sá Sùng (Sipuncula). Nhóm hai mảnh vỏ chiếm trên 77% tổng sản lượng thương phẩm ĐVĐ và chiếm 96% tổng sản lượng con giống ĐVĐ. Trong đó, Glauconome chinensis, Potamocorbula cf. laevis và Gari elongata chiếm ưu thế (chiếm trên 91% tổng sản lượng hai mảnh vỏ). Đa số ĐVĐ thuộc nhóm sống vùi và sống bám đáy, sinh sống ở vùng triều đáy cát. Sản lượng nguồn lợi ĐVĐ có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng và cải tiến ngư cụ khai thác (nhủi, lưới lồng), máy hút Phi và sự tồn tại nghề cào máy và nghề xiết bộ. Kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sâu hơn về chuỗi thức ăn và cung cấp dữ liệu cho quy hoạch, phân vùng và khai thác thủy sản hợp lý. Từ khóa: Động vật đáy, hiện trạng khai thác, đầm Thị Nại, Bình Định. MỞ ĐẦU Đầm Thị Nại, có diện tích ha lúc triều dâng và ha lúc triều rút, thông với vịnh Quy Nhơn bằng một cửa hẹp (500-700 m) và nhận nước ngọt từ nhiều sông nhỏ đổ về như sông Côn, Tân An, Hà Thanh, Cầu Gỗ. Đầm chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, phía đông và bắc đầm được ngăn cách với biển bằng dãy

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.