Bài viết này trình bày nghiên cứu về xây dựng quy trình tách chiết protein cám gạo tương đối đơn giản, cho phép thu nhận được protein có hàm lượng tương đối cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy α-amylase (Ternamyl) ở nồng độ 0,25%, pH 7,0, nhiệt độ 90oC, thời gian thủy phân 20 phút có khả năng loại bỏ hiệu quả tinh bột từ nguyên liệu. | TAPNghiên CHI SINH HOC 37(4): 479-486 cứu thu nhận2015, protein từ cám gạo DOI: NGHIÊN CỨU THU NHẬN PROTEIN TỪ CÁM GẠO Nguyễn Thị Mai Phương*, Võ Hoài Bắc, Trần Thị Nhung, Đỗ Hoàng Hiệp Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *phuong_nguyen_99@ TÓM TẮT: Protein cám gạo là loại protein thực vật có giá trị dinh dưỡng vượt trội do có khả năng chống ung thư và không gây dị ứng cho người sử dụng. Vì vậy, cám gạo được xem như một protein cao cấp, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm và y học. Protein này vẫn chưa được thương mại phổ biến trên thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam vì các phương pháp tách chiết đang sử dụng hiện nay chưa cho phép thu được sản phẩm có chất lượng cao với giá thành phù hợp. Việt Nam, một trong số nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới, có nguồn nguyên liệu phụ thải cám gạo dồi dào cho mục đích tách chiết protein. Bài báo này trình bày nghiên cứu về xây dựng quy trình tách chiết protein cám gạo tương đối đơn giản, cho phép thu nhận được protein có hàm lượng tương đối cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy α-amylase (Ternamyl) ở nồng độ 0,25%, pH 7,0, nhiệt độ 90oC, thời gian thủy phân 20 phút có khả năng loại bỏ hiệu quả tinh bột từ nguyên liệu. Quy trình công nghệ thu nhận protein từ cám gạo xây dựng được gồm 8 bước chính: i) Dịch cám gạo trong nước cất (1:7) được khuấy trong 30 phút; ii) Điều chỉnh dịch cám gạo tới pH 9,0 bằng NaOH 1N và tiếp tục khuấy trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng; iii) Điều chỉnh dịch cám gạo về pH 7,0 bằng HCl 1N, bổ sung Termamyl 0,25% ở 90oC và tiến hành thủy phân trong 20 phút; iv) Ly tâm 4000 vòng trong 20 phút để thu dịch trong; v) Tủa protein ở dịch ly tâm bằng HCl 1N tại pH 4,0; vi) Ly tâm thu cặn tủa ở 4000 vòng trong 20 phút; vii) Rửa cặn tủa 2 lần bằng nước khử trùng; viii) Sấy khô mẫu ở 50oC thu protein. Protein thu được từ quy trình này có hàm lượng đạt 41,77% và hiệu suất là 13,41%. Các chỉ số .