Trong bài viết này, chúng tôi đã chọn rong Lục, Chaetomorpha linum, là đối tượng nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu điều kiện thủy phân rong bằng enzym và ứng dụng trong sản xuất ethanol, đây là loài rong được nhiều tác giả quan tâm, vì loài này có sinh khối lớn, thành phần polysaccharid cao và khi đường hóa sẽ tạo ra môi trường giàu glucan thích hợp cho lên men ethanol. | TAPthủy CHI SINH HOC 2016, 38(2): 201-206 Nghiên cứu điều kiện phân rong lục Chaetomorpha linum DOI: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN RONG LỤC Chaetomorpha linum BẰNG ENZYME VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT BIOETHANOL Võ Thành Trung1 *, Lê Như Hậu1, Nguyễn Thanh Hằng2 1 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *vothanhtrung@ 2 Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TÓM TẮT: Rong Chaetomorpha linum có hàm lượng carbohydrate cao, có chứa nhiều loại polysacchrid, trong đó cellulose là polyme chiếm tỷ trọng lớn trong nguyên liệu. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng enzyme visocozyme L thủy phân Chaetomorpha linum và tìm được điều kiện thủy phân thích hợp với nồng độ enzyme: 0,85 ml/gam chất khô (hoạt độ là 42,5 UI/g); thời gian thủy phân 33 giờ; nhiệt độ thủy phân 50oC; pH dịch thủy phân 5,2. Kết quả thủy phân rong Ch. linum tạo ra dịch đường 50,3 g/l và tiến hành lên men với nấm men Red ethanol trong điều kiện pH 4,5; nhiệt độ 27oC; số vòng khoáy 50 rpm và mật độ tế bào nấm men là 109/l với thời gian lên men 108 giờ. Kết quả lên men dịch thủy phân rong lục Ch. linum đã tạo ra 14,4 g/l ethanol. Từ khóa: Chaetomorpha linum, enzyme, lên men, thủy phân. MỞ ĐẦU Khi nhu cầu năng lượng thế giới tiếp tục tăng và nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, sinh khối thực vật biển đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn như là một nguồn sinh khối hấp dẫn cho các nghiên cứu sản xuất nhiên liệu và hóa chất. Nguyên liệu từ sinh khối thực vật biển có nhiều lợi thế hơn sinh khối thực vật trên mặt đất. Những đột phá gần đây trong việc chuyển đổi các dạng đường từ sinh khối rong biển thành nhiên liệu sinh học (ethanol sinh học) thông qua kỹ thuật chuyển hóa đã chứng minh tiềm năng sinh khối rong biển như một hứa hẹn. Đã có những nghiên cứu phương pháp canh tác, thu hoạch rong biển và các phương pháp xử lý, đường hóa và lên men bởi vi sinh vật từ