Thông số về tính đa dạng di truyền quần thể tự nhiên loài bách xanh ở Tây Nguyên, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thông số về tính đa dạng di truyền quần thể tự nhiên loài Bách xanh ở Tây Nguyên, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học ở Việt Nam. | CHI SINH HOC 2015,loài 37(4): 463-469 Đa dạngTAP di truyền quần thể tự nhiên Bách xanh DOI: THÔNG SỐ VỀ TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ TỰ NHIÊN LOÀI BÁCH XANH (Calocedrus macrolepis) Ở TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ ISSR Trần Thị Liễu1, Lê Thị Quỳnh2, Vũ Thị Thu Hiền1, Đinh Thị Phòng1* 1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *dinhthiphong@ 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT: Bách xanh (Calocedrus macrolepis), một trong số 15 loài lá kim gặp ở Tây Nguyên, có khu phân bố rộng với số lượng cá thể lớn, nhưng đến nay đã bị khai thác nhiều để lấy gỗ và làm bột hương, phân bố của loài cũng đang bị thu hẹp dần. Nếu không được bảo vệ và nhân nuôi, loài này sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong nghiên cứu này, 30 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích thông số về tính đa dạng nguồn gen di truyền của 70 cá thể Bách xanh thu ở Đatanla (Lâm Đồng), Hòa Sơn (Đắk Lắk) và Kon Chư Răng (Gia Lai) của Tây Nguyên, Việt Nam. Kết quả phân tích đã chỉ ra 25/30 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 129 phân đoạn DNA, trong đó 65 phân đoạn đa hình (chiếm 50,39%). Tính đa dạng di truyền thể hiện cao nhất ở quần thể Đatanla (I=0,192; h=0,102; PPB=35,66%; Ne=1,227 và He=0,130) và thấp nhất ở quần thể Kon Chư Răng (I=0,022; h=0,015; PPB=3,88%; Ne=1,027 và He=0,015). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các quần thể là 36,33% và giữa các cá thể trong cùng quần thể là 63,67%. Biểu đồ phân nhóm chia làm 2 nhánh chính và có mức độ tương đồng di truyền dao động từ 81,4% (Cm16 và Cm57) đến 99,1% (Cm62 và Cm65). Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy loài Bách xanh cần có chiến lược sớm để bảo tồn loài ở mức quần thể. Từ khóa: Calocedrus macrolepis, đa dạng di truyền, ISSR, Tây Nguyên. MỞ ĐẦU Tây Nguyên được xem là cái nôi cho nhiều loài lá kim của Việt Nam. Hầu hết chúng là những loài có giá trị khoa học và kinh tế cao. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.