Điều tra đa dạng các loài thú và linh trưởng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên bằng phương pháp sinh học phân tử

Bài viết này trình bày phương pháp điều tra đa dạng các loài thú và linh trưởng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp sinh học phân tử để đánh giá sự đa dạng một số loài thú cũng như các loài linh trưởng tại khu bảo tồn Xuân Liên. | SINH HOC ĐiềuTAP tra CHI đa dạng các loài2016, thú và38(2): linh 171-178 trưởng DOI: ĐIỀU TRA ĐA DẠNG CÁC LOÀI THÚ VÀ LINH TRƯỞNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ Cao Thị Hương Giang1, Lê Đức Minh1,2, Nguyễn Văn Thành1, Nguyễn Mạnh Hà3, Nguyễn Thị Hồng Vân1, Nguyễn Đình Hải4, Đỗ Trọng Hướng4 1 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, * 2 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội 3 Hội các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam 4 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa TÓM TẮT: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc tỉnh Thanh Hóa có giá trị đa dạng sinh học cao và hệ động vật phong phú với những loài thú quý hiếm như vượn má trắng (Nomacus lecogenys), báo gấm (Neofelis nebulosa), mang Roosevelt (Muntiacus rooseveltorum). Nhiều nghiên cứu điều tra thực địa đã được tiến hành nhằm khảo sát về hiện trạng quần thể các loài thú tại khu bảo tồn. Tuy nhiên, phương pháp này gặp phải một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu đối với một số loài thú có tập tính kiếm ăn vào ban đêm hay các loài thuộc bộ Linh trưởng vốn có quần thể nhỏ, hoạt động tinh khôn khó ghi nhận. Vì vậy, để khắc phục các khó khăn đó, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp sinh học phân tử để đánh giá sự đa dạng một số loài thú cũng như các loài linh trưởng tại khu bảo tồn Xuân Liên. Dựa trên trình tự đoạn gen ty thể cytochrome b và 16S, chúng tôi tiến hành định danh cho các mẫu lông và xương động vật thu được trong quá trình khảo sát thực địa và từ các thôn, bản ở Xuân Liên. Kết quả phân tích thông tin di truyền cho thấy Xuân Liên là nơi phân bố của nhiều loài linh trưởng bị đe dọa, trong đó có ba loài khỉ: Khỉ mặt đỏ, Macaca arctoides; khỉ mốc, Macaca assamensis; khỉ vàng, Macaca mulatta và loài voọc xám, Trachypithecus phayrei. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng phát hiện loài cầy tai trắng, Arctogalidia trivirgata, tại khu bảo tồn. Đây là ghi nhận đầu tiên của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.