Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của các điều kiện tách chiết đến tỷ lệ mogroside thu được trong dịch chiết. Kết quả chỉ ra rằng, áp suất thẩm thấu ở các nồng độ dung môi khác nhau ảnh hưởng đến hàm lượng mogroside thu được. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 500-504 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT ĐẾN HÀM LƯỢNG MOGROSIDE THU ĐƯỢC TỪ QUẢ LA HÁN Phạm Hương Sơn*, Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Thị Hiền, Lê Kiều Oanh Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ, *sonph@ TÓM TẮT: Dịch chiết từ quả La hán và các thành phần của nó, đặc biệt là mogroside được sử dụng rộng rãi như một chất phụ gia thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp dược phẩm, y học. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của các điều kiện tách chiết đến tỷ lệ mogroside thu được trong dịch chiết. Kết quả chỉ ra rằng, áp suất thẩm thấu ở các nồng độ dung môi khác nhau ảnh hưởng đến hàm lượng mogroside thu được. Nhiệt độ tăng làm tăng vận tốc khuếch tán của mogroside vào dung môi. Khi sử dụng phương pháp chiết ngâm phân đoạn trong dung môi ethanol 55% ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 70 phút và tỷ lệ sinh khối/dung môi là 1:19 (g/ml) thu được hàm lượng mogroside cao nhất. Tỷ lệ mogroside tách ra được xác định ở mức 76,4%. Từ khóa: Siraitia grovenorii, điều kiện tách chiết, glycoside, mogroside. MỞ ĐẦU La hán (Siraitia grovenorii Swingle) là loài thực vật thuộc họ bầu bí, được xếp vào nhóm thảo dược truyền thống của Trung Quốc. Quả La hán được sử dụng như một loại dược liệu quý trong chữa trị một số bệnh như sốt, ho [8]. Với độ ngọt cao, quả La hán được bổ sung kèm trong các vị thuốc bắc hoặc dùng làm nước uống hàng ngày trong thói quen của người Trung Quốc. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các hợp chất mogroside (glycoside) có trong quả La hán là nguyên nhân làm giảm một số căn bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp và tiêu hóa ở người như: chứng tăng huyết áp, bệnh lao, bệnh suyễn, tiểu đường [7]. Nhiều hợp chất mogroside có trong quả La hán đã được phát hiện và tách chiết thành công, trong số đó có mogroside IV và mogroside V chiếm thành phần chủ yếu và có độ ngọt cao nhất [1]. Mặc dù có độ ngọt cao, nhưng chất ngọt trong quả La hán rất khó bị phân hủy bởi enzyme trong cơ thể