Nghiên cứu sự hình thành mô sẹo và tế bào đơn cây kiwi

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng tạo mô sẹo từ mẫu lá và quá trình nuôi cấy tế bào đơn cây Kiwi in vitro nhằm tìm ra một số điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấy tế bào đơn cũng như tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 505-514 NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH MÔ SẸO VÀ TẾ BÀO ĐƠN CÂY KIWI (Actinidia deliciosa) Dương Tấn Nhựt*, Trần Thị Thu Hà, Trịnh Thị Hương, Hoàng Văn Cương, Nguyễn Phúc Huy Viện Sinh học Tây Nguyên, *duongtannhut@ TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát quá trình tạo mô sẹo và ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, pH môi trường, nồng độ đường và thể tích môi trường đến việc nuôi cấy tế bào đơn cây Kiwi in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu lá cây Kiwi in vitro có kích thước 1×1 cm cho khối lượng tươi và khối lượng khô mô sẹo tốt nhất khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,8 mg/l 2,4-D, mẫu lá đặt úp cho khối lượng tươi (0,99 g/bình) và khối lượng khô (0,067 g/bình) mô sẹo tạo thành nhiều hơn so với mẫu lá đặt ngửa tương ứng là 0,82 g/bình và 0,055 g/bình. Số tế bào đơn thu được cao nhất là 342 tế bào/µl sau 16 ngày nuôi cấy; 0,8 g mô sẹo trong 20 ml môi trường MS lỏng có bổ sung 0,6 mg/l 2,4-D; 60 g/l sucrose và pH môi trường là 6,1. Nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu về tế bào đơn kiwi sau này. Từ khóa: Actinidia deliciosa, huyền phù tế bào, kiwi, mô sẹo, tế bào đơn, 2,4-D. MỞ ĐẦU Nuôi cấy tế bào đơn hay huyền phù tế bào là phương pháp nuôi cấy thường được sử dụng ở nhiều loài thực vật nhằm thu nhận các hợp chất thứ cấp nói chung và alkaloid nói riêng [1]. Bên cạnh đó, việc nuôi cấy tế bào đơn còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau bởi những thuận lợi như: điều kiện nuôi cấy có thể được kiểm soát, từ đó có thể tối ưu cho việc sản xuất các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp; tế bào có thể được chọn lọc và cải thiện bằng cách nhân dòng, gây đột biến hoặc biệt hóa bằng phương pháp hóa học hoặc sinh học; có thể dễ dàng nghiên cứu chuyển hóa các chất trong tế bào và cơ chế của sản phẩm trao đổi chất thứ cấp. Hiện nay, đã có nhiều công bố nghiên cứu về nuôi cấy tế bào đơn ở nhiều loài thực vật khác nhau. Teng (1997) [8] đã tái sinh thành công cây Lan ổ rồng (Platycerium bifurcatum) từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.