Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thân thiện môi trường không sử dụng hóa chất tách chiết chitin từ vỏ tôm

Trong bài viết này chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới này để tách chiết chitin từ vỏ tôm. Chế phẩm chitin nhận được bằng công nghệ điện hóa có độ sạch cao, màu trắng hoặc trắng hơi vàng, không có mùi lạ, hầu như không còn chứa protein, với dư lượng khoáng thấp (< 0,4%) và khối lượng phân tử nhớt trung bình từ 240 đến 1000 kDa. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 521-528 NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT TÁCH CHIẾT CHITIN TỪ VỎ TÔM Nguyễn Văn Thiết1*, Nguyễn Ngọc Lương2, Trần Thị Quý Mai3, Hoa Thị Hằng1, Nguyễn Xuân Thụ1, Nguyễn Ngọc Phong4 1 Viện Công nghệ sinh học, *nvthietibt@ 2 Viện Chăn nuôi 3 Sở Y tế Bắc Giang 4 Viện Khoa học vật liệu TÓM TẮT: Lần đầu tiên ở Việt Nam chúng tôi đã nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ điện hóa để tách chiết và tinh chế chitin từ vỏ đầu tôm. Đây là một công nghệ mới tách chiết chitin, không sử dụng kiềm và acid như các phương pháp khác, cho nên rất thân thiện với môi trường. Quá trình điện phân tách chiết chitin được thực hiện trên thiết bị mô hình kích thước trong 6 10 16,7 cm (dung tích 1 lit) ở các nồng độ NaCl khác nhau trong thời gian 90 phút. Sau khi điện phân tách chitin trên thiết bị này, dung dịch catolite có giá trị pH cao nhất là 12,43 ở nồng độ NaCl 4%, còn dung dịch anolite có pH thấp nhất bằng 1,95 ở nồng độ NaCl 1%. Từ kết quả đo giá trị pH của các dung dịch điện cực và xác định hàm lượng protein được chiết rút ra trong quá trình điện phân, đã xác định được nồng độ NaCl và thời gian tối ưu cho quá trình điện phân tách chiết chitin trên thiết bị này là 1% và 1-1,5 h ở mật độ dòng một chiều là 400 A/m2. Chế phẩm chitin nhận được bằng công nghệ điện hóa có độ sạch cao, màu trắng hoặc trắng hơi vàng, không có mùi lạ, hầu như không còn chứa protein, với dư lượng khoáng thấp ( 12, tương đương với pH dung dịch kiềm mạnh, còn trong khoang anod pH biến đổi theo chiều ngược lại - giảm dần và có thể đạt giá trị pH < 2 [7]. Phương pháp nghiên cứu Ngâm vỏ tôm khô (20 gam) 15 phút trong dung dịch NaCl (theo tỉ lệ khối lượng/thể tích bằng 1:20), sau đó chuyển vào khoang catod để tiến hành điện phân. Mỗi chu trình tách chiết 522 gồm 2 lần điện phân (ĐPI và ĐPII). Đầu tiên nguyên liệu được xử lí trong khoang catod để loại protein, sau đó được xử lí khoang anod để loại khoáng và tẩy màu. Sau

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
476    18    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.