Đặc điểm sinh học, sinh thái học của cánh cứng chân chạy Chlaenius Inops Chaudoir

Trong bài viết này, chúng tôi công bố một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, ảnh hưởng của số lượng con mồi đến sức ăn, của nhiệt độ và độ ẩm đến sinh trưởng phát triển và khả năng nhân nuôi Ch. inops nhằm hướng tới sử dụng chúng trong biện pháp sinh học phòng trừ sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu khoang gây hại cây trồng ở Việt Nam. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 163-168 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA CÁNH CỨNG CHÂN CHẠY CHLAENIUS INOPS CHAUDOIR (COLEOPTERA: CARABIDAE) Lê Anh Sơn1*, Trần Ngọc Lân2, Vũ Quang Côn3 1 Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa, *leanhsonhd@ 2 Bộ Khoa học và Công nghệ 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Cánh cứng chân chạy Chlaenius inops Chaudoir có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu xanh Helicoverpa armigera (Hubner) gây hại ở sinh quần trồng lạc, đậu, ngô và rau tại đồng bằng tỉnh Nghệ An. Chlaenius inops có 4 giai đoạn phát triển: trứng có màu trắng; ấu trùng màu đen, đầu màu vàng nâu; hóa nhộng trong đất hoặc ngay trên mặt đất; trưởng thành sau giao phối 5-6 ngày thì đẻ trứng; trưởng thành đẻ trứng rải rác và có 3 đợt đẻ trong một đời, mỗi đợt đẻ 17-30 quả. Trung bình một ngày số lượng sâu xanh bị một Ch. inops ăn hết: giai đoạn ấu trùng tuổi 1 là 1,89 con sâu; ấu trùng tuổi 2 là 3,72; ấu trùng tuổi 3 là 4,86; trưởng thành là 3,38 con. Nghiên cứu cho thấy số lượng con mồi có ảnh hưởng rõ rệt đến phản ứng chức năng của Ch. inops điển hình ở giai đoạn ấu trùng tuổi 3 và trưởng thành. Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của Ch. inops: ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 82%, vòng đời là 60-75 ngày; ở 28oC, 73%: 36-48 ngày. Từ khóa: Carabidae, Chlaenius inops, H. armigera, các pha phát triển, khả năng ăn mồi, sinh học, sinh thái học. MỞ ĐẦU Họ Cánh cứng chân chạy Carabidae (Coleoptera) là một họ lớn trong phân bộ côn trùng cánh cứng ăn thịt (Adephaga). Cánh cứng chân chạy Chlaenius inops Chaudoir là loài côn trùng bắt mồi khá phổ biến trong hệ sinh thái nông nghiệp, phân bố rộng trên nhiều đối tượng cây trồng: trên lúa [4, 6], trên lạc [1], trên ngô [5, 7], trên đậu [2, 3]. Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Ch. inops. Trong công trình này, chúng tôi công bố một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.