Bài báo này đưa ra thành phần loài Dơi nếp mũi (Hipposideridae) hiện biết ở Việt Nam (bao gồm: 16 loài đã có ghi nhận chắc chắn và 4 loài được hiệu chỉnh) và bổ sung một số đặc điểm của loài Dơi nếp mũi hạ long. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 178-184 HIỆU CHỈNH THÀNH PHẦN LOÀI DƠI NẾP MŨI (HIPPOSIDERIDAE) Ở VIỆT NAM VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HIPPOSIDEROS ALONGENSIS Vũ Đình Thống Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, thong@ TÓM TẮT: Thành phần loài Dơi nếp mũi (Hipposideridae) hiện biết ở Việt Nam đã thay đổi so với trước đây, cụ thể tên của bốn loài Hipposideros bicolor, H. fulvus, H. Turpis và Paracoelops megalotis trong nhiều tài liệu công bố trước đây là kết quả định loại không đúng. Thực tế, chưa có thông tin chắc chắn về sự phân bố của bốn loài dơi này ở Việt Nam. Những ghi nhận về Hipposideros turpis là do định loại sai những mẫu vật thuộc loài Hipposideros alongensis (Dơi nếp mũi hạ long), một trong hai loài dơi đặc hữu của Việt Nam. Dơi nếp mũi hạ long và Dơi nếp mũi xám (Hipposideros larvatus) có nhiều đặc điểm hình thái tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở kích cỡ cơ thể, dẫn liệu về sinh học phân tử và tần số siêu âm. Mặt khác, Dơi nếp mũi hạ long bao gồm hai phân loài: H. a. alongensis phân bố ở hai vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long) và một số đảo thuộc vịnh Hạ Long; H. a. sungi phân bố ở hai vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Bể) và hai khu bảo tồn thiên nhiên (Hữu Liên, Na Hang). Bài báo này đưa ra thành phần loài Dơi nếp mũi (Hipposideridae) hiện biết ở Việt Nam (bao gồm: 16 loài đã có ghi nhận chắc chắn và 4 loài được hiệu chỉnh) và bổ sung một số đặc điểm của loài Dơi nếp mũi hạ long. Từ khóa: Mammalia, Chiroptera, Dơi, phân loại học, siêu âm, Hạ Long, Việt Nam. MỞ ĐẦU Trong hơn 10 năm qua, khu hệ dơi của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Số lượng loài dơi ghi nhận ở Việt Nam ngày càng tăng; trong đó, có nhiều loài mới cho khoa học [32, 35, 36]. Đáng chú ý, một số loài dơi nếp mũi được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây là kết quả định loại sai hoặc chưa đủ cơ sở tin cậy. Trong đó, Dơi nếp mũi hạ long được phát hiện và mô tả