Bài viết này nhằm cập nhật danh sách các loài gặm nhấm đã ghi nhận ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình và xác định các giá trị bảo tồn của chúng. . | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 185-192 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GẶM NHẤM (RODENTIA) Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Xuân Nghĩa1*, Nguyễn Xuân Đặng1, Nguyễn Duy Lương2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nghiaiebr@ 2 Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI) TÓM TẮT: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PNKB), tỉnh Quảng Bình có diện tích ha, có vai trò rất quan trọng đối với bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học không chỉ cho Việt Nam mà cho toàn cầu. Tuy nhiên, khu hệ gặm nhấm ở VQG PN-KB còn ít được nghiên cứu, cho đến năm 2002 chỉ ghi nhận được 29 loài. Nghiên cứu này được thực hiện trong các năm 2007 và 2011, với 16 tuyến khảo sát tại 4 địa điểm thuộc vùng lõi và phần mở rộng của VQG, gồm các khu vực Chà Nòi (17o28’N; 106o06’E) và Hung Dạng (17o38’N; 106o04'E) xã Thượng Trạch (Bố Trạch); khu vực Ma Rính Mới (17o42’N; 105o51’E) xã Hóa Sơn và khu vực Hang Én (17o42’N; 105o59’E) xã Thượng Hóa (Minh Hóa). Tổng chiều dài các tuyến khảo sát ban ngày là 105,5 km và khảo sát đêm là 60,5 km. Với 300 bẫy các loại đã sử dụng và thực hiện được . Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 32 loài gặm nhấm, trong đó có 23 loài qua mẫu vật, 4 loài qua quan sát trực tiếp và 5 loài qua mẫu vật của thợ săn và phỏng vấn dân địa phương. Đã xác lập danh sách gặm nhấm VQG PN-KB gồm 35 loài thuộc 5 họ (Sciuridae: 11 loài, Spalacidae: 2 loài, Muridae: 19 loài, Hysticidae: 2 loài và Laonestidae: 1 loài). So với danh sách gặm nhấm năm 2002, nghiên cứu này không ghi nhận lại được 3 loài, nhưng đã bổ sung thêm được 6 loài, trong đó có loài chuột trường sơn Laonastes aenigmamus. Trong số 4 loài sóc bay ghi nhận, tần suất bắt gặp cao nhất thuộc sóc bay lông chân, Belomys pearsonii (9,96 cá thể/km) và sóc bay trâu, Petaurista philippensis (7,97 cá thể/km). Hiệu quả bẫy bắt tính chung cho 18 loài gặm nhấm là 1,949 cá thể/100 . Trong đó, hiệu quả bẫy bắt của 8 loài chuyên ở rừng, lớn gấp gần 2 lần