Bài báo đưa ra khóa định loại để xác định 2 loài của chi Biscogniauxia ở Việt Nam và một số loài có liên quan. Các đặc điểm hình thái phân loại của 2 loài trên đã được mô tả chi tiết. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(2): 193-197 GHI NHẬN MỚI CHI NẤM TÚI BISCOGNIAUXIA THUỘC HỌ XYLARIACEAE Ở VIỆT NAM Đỗ Đức Quế*, Dương Minh Lam, Vương Trọng Hào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, *quedoduc@ TÓM TẮT: Với 57 loài, chi Nấm túi Biscogniauxia có 57 loài đã biết, đây là chi lớn thứ 5 trong họ Nấm túi Xylariaceae. Chi Biscogniauxia được tìm thấy khắp nơi trên trái đất, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng nhiêt đới. Trong quá trình thu mẫu ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình và rừng nguyên sinh Mường Phăng, Điện Biên chúng tôi đã xác định được 2 loài B. philippinensis và B. uniapiculata. Đây là ghi nhận đầu tiên chi Biscogniauxia ở Việt Nam. Như vậy, đã có 12 chi thuộc họ Nấm túi Xylariaceae đã biết ở Việt Nam trong số 74 chi của khu hệ thực vật thế giới. Bài báo đưa ra khóa định loại để xác định 2 loài của chi Biscogniauxia ở Việt Nam và một số loài có liên quan. Các đặc điểm hình thái phân loại của 2 loài trên đã được mô tả chi tiết. Từ khóa: Xylariaceae, Biscogniauxia, Cúc Phương, Điện Biên, Mường Phăng, Ninh Bình. MỞ ĐẦU Xylariaceae là họ có số lượng loài lớn nhất trong bộ Nấm túi Xylariales thuộc lớp Nấm túi Ascomycetes trong ngành Nấm túi Ascomycota. Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận được 74 chi với khoảng loài thuộc họ Xylariaceae [2]. Chúng được phân bố ở khắp nơi trên trái đất, nhưng tập trung với độ đa dạng cao ở những vùng nhiệt đới [4, 5, 12]. Pouzar (1979) [10, 11] đã tách từ chi Nummularia thành một chi riêng được gọi là Biscogniauxia, gồm các loài có những đặc điểm riêng biệt như chất nền không có phản ứng mầu với dung dich KOH 10%, thể quả chìm hẳn trong chất nền, vỏ bào tử không bị tách trong dung dịch KOH 10%. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 57 loài thuộc chi này [4]. Chi Biscogniauxia còn có những đặc điểm như chất nền dạng dẹt, thường nằm xen dưới các vỏ cây khô; lỗ miệng có nhú, bào tử mầu nâu, một tế bào; ở một số loài, bào tử có thêm tế bào phụ, không màu. Rãnh bào tử chỉ được tìm thấy ở tế bào màu nâu của bào tử;