Sự biến động rong biển kinh tế theo mùa vụ ở Bãi Nò, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Bài viết nghiên cứu biến động sinh khối theo mùa của rong biển ở hồ San Ignacio, Mê-xi-cô và nhiều nghiên cứu tương tự ở các khu vực khác. Một số nghiên cứu cũng cho rằng sự biến động các điều kiện môi trường, thủy văn liên quan chặt chẽ tới sự phân bố và nguồn lợi của rong biển của khu vực. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40 SỰ BIẾN ĐỘNG RONG BIỂN KINH TẾ THEO MÙA VỤ Ở BÃI NÒ, HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Nguyễn Văn Tú Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, TÓM TẮT: Qua 4 đợt khảo sát vào mùa mưa và mùa khô năm 2011 và 2012 đã xác định được 23 loài rong biển thuộc 14 chi của 10 họ có tiềm năng kinh tế cho khu vực Bãi Nò, Hà Tiên, trong đó, 11 loài thuộc ngành Chlorophyta, 9 loài thuộc ngành Rhodophyta và 3 loài thuộc ngành Heterokontophyta (lớp Phaeophyceae). Nguồn lợi rong biển kinh tế ở Bãi Nò, Hà Tiên có tính mùa vụ khá rõ rệt, số loài thu thập được ở cả 2 mùa mưa và mùa khô là 9 loài (39% số loài) trong đó, có 7 loài thu thập được ở cả 4 đợt khảo sát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rong biển kinh tế tại đây đa dạng hơn vào mùa mưa với 16 loài ghi nhận được thuộc 13 chi, của 9 họ trong khi đó vào mùa khô ghi nhận được 18 loài thuộc 11 chi của 8 họ. Gracilaria rubra là loài có sinh lượng lớn nhất. Ngoài ra, một số loài rong chứa Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại đây nhưng trữ lượng không cao như Acanthophora spicifera, Gracilaria salicornia, Hydropuntia fisheri, Hydropuntia changii. Trong nhóm rong chứa Carrageenophytes ghi nhận được loài thuộc chi Hypnea. Từ khóa: Chlorophyta, Rhodophyta, Gracilaria, đa dạng sinh học, rong biển. MỞ ĐẦU Nghiên cứu các khu hệ rong biển ở phía Nam Việt Nam được khởi nguồn từ nghiên cứu của Dawson (1954) [4] về rong biển Vịnh Nha Trang và vùng phụ cận, với 204 loài được liệt kê và mô tả. Nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (1969) [13] về rong biển phía nam Việt Nam là nguồn tư liệu chính cho những nghiên cứu về rong biển Việt Nam cũng như là khu hệ rong biển miền Nam Việt Nam cho đến nay. Rong biển ở biển Tây Việt Nam cho đến nay được nghiên cứu chưa nhiều, một trong những nghiên cứu quan trong về rong biển của khu vực này được xuất bản bởi Phạm Hoàng Hộ (1985) [14] trong cuốn “Thực vật đảo Phú Quốc”. Một số loài thuộc họ rong Câu (Gracilariaceae) vùng Hà Tiên cũng đã được ghi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.