Nghiên cứu mối tương quan giữa sự biến đổi hàm lượng anthocyanin và khả năng chịu hạn của cây ngô nếp địa phương giai đoạn cây non

Bài viết này trình bày kết quả đánh giá khả năng chịu hạn và mối tương quan giữa khả năng chịu hạn và sự biến đổi hàm lượng anthocyanin khi cây ngô nếp địa phương bị hạn. . | ) là một loại ngũ cốc phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng núi phía Bắc, vùng có khí hậu khô hạn. Anthocyanin thiên nhiên được coi là một dấu hiện stress và là một phần trong cơ chế hạn chế tác động của stress hạn gây ra. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá khả năng chịu hạn và mối tương quan giữa khả năng chịu hạn và sự biến đổi hàm lượng anthocyanin khi cây ngô nếp địa phương bị hạn. Giống Mo và NH là hai giống có khả năng chịu hạn cao nhất (chỉ số chịu hạn tương đối là 15122,75 và 18564,99); giống BS1, DG2, KL có khả năng chịu hạn kém nhất (chỉ số chịu hạn tương đối là 10920,29; 10955,11 và 10982,98). Hàm lượng anthocyanin ở các giống bị xử lý bởi hạn nhân tạo đều tăng so với đối chứng từ 1 ngày đến 5 ngày hạn (trừ BS1, ĐX2, KL giảm nhẹ) và giảm mạnh sau 7 ngày, tăng trở lại sau 9 ngày hạn. cao nhất ở các giống NH, Mo, TB. Hàm lượng anthocyanin và khả năng chịu hạn có mối tương quan thuận khá chặt chẽ, phương trình tuyến tính có dạng Y = aX + b, hệ số dao động từ 0,80 đến 0,99 ở các ngưỡng trước 7 ngày hạn, và 1,0 ở ngưỡng từ 7 đến 9 ngày hạn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.