Bài viết này trình bày kết quả điều tra, thống kê và đánh giá các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở Hà Giang theo Sách Đỏ Việt Nam (2007). Theo đó, kết quả nghiên cứu dựa trên tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố ở địa phương và các loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 323-329 Các loài thực vật bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang DOI: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỐNG KÊ CÁC LOÀI THỰC VẬT BỊ ĐE DỌA Ở TỈNH HÀ GIANG, VIỆT NAM Vũ Anh Tài1*, Nguyễn Nghĩa Thìn2 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, * 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT: Bài báo này trình bày kết quả điều tra, thống kê và đánh giá các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở Hà Giang theo Sách Đỏ Việt Nam (2007). Theo đó, kết quả nghiên cứu dựa trên tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố ở địa phương và các loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Chúng tôi đã xác định ở Hà Giang có có 156 loài, chiếm 36,6% tổng số loài thực vật bị đe dọa của cả nước, 1 loài có khả năng tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, 13 loài rất nguy cấp, 61 loài nguy cấp và 81 loài và một thứ sẽ nguy cấp; đồng thời kết quả nghiên cứu đã bổ sung 88 loài thực vật quý hiếm cho địa phương. Kết quả cho thấy, hệ thực vật tỉnh Hà Giang còn rất đa dạng, đây là cơ sở khoa học giúp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương. Từ khóa: Bị đe dọa, nguy cấp, rất nguy cấp, sẽ nguy cấp, tuyệt chủng, Hà Giang. MỞ ĐẦU Hà Giang là có hệ thực vật vừa chứa đựng các yếu tố đặc trưng của thực vật nhiệt đới, vừa có những đại diện của thực vật của vùng núi cao, khí hậu khô lạnh và ở đó, sự xuất hiện của các loài thực vật quý hiếm đã nhấn mạnh tính đa dạng và độc đáo của hệ thực vật. Đến nay, mới chỉ có một số nghiên cứu về các loài quý hiếm có vùng phân bố tập trung ở một số các khu bảo tồn thiên nhiên mà chưa có nghiên cứu nào bao quát trên toàn bộ hệ thực vật của tỉnh. Trên cơ sở những nghiên cứu thực địa, kế thừa những nghiên cứu khác về hệ thực vật ở các khu vực thuộc Hà Giang, bài báo này cung cấp những dẫn liệu để góp phần cơ sở cho các công tác quy hoạch, bảo tồn tài nguyên thực vật của địa phương. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là các loài thực vật có vùng phân bố tại Hà .