Tạo chất trợ keo tụ trên bùn thải bởi vi khuẩn phân lập từ nhà máy sản xuất bia Hà Nội

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn có khả năng sinh EPS trên môi trường bùn từ Nhà máy bia Hà Nội; đánh giá một số đặc điểm của EPS từ chủng vi khuẩn đã chọn lọc. | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 351-359 Tạo chất trợ DOI: keo tụ trên bùn thải bởi vi khuẩn TẠO CHẤT TRỢ KEO TỤ TRÊN BÙN THẢI BỞI VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA HÀ NỘI Nguyễn Hải Vân1, Đào Thị Ngọc Ánh1, Ngô Thị Huyền Trang1, Nguyễn Duy Trung1, Nguyễn Viết Hoàng2, Nguyễn Mai Dương3, Đặng Thị Cẩm Hà1* 1 Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *dangcha80@ 2 Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Văn phòng Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ TÓM TẮT: Một trong những nghiên cứu công nghệ gần đây gây được sự chú ý bởi tính bền vững, kinh tế và an toàn là tái sử dụng bùn sinh học của các hệ thống xử lý nước thông qua sử dụng chất trợ keo tụ sinh học (EPS) từ vi khuẩn. Từ bùn thải của hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy bia Hà Nội đóng tại Mê Linh, Vĩnh Phúc, 10 chủng vi khuẩn đã được được phân lập trên môi trường TSB. Chủng BES19 là một trong 10 chủng vi khuẩn trên đã được phân loại dựa trên trình tự đầy đủ của gene mã hóa 16S rRNA. Vi khuẩn này thuộc chi Bacillus và được đặt tên là Bacillus sp. BES19. Các chủng vi khuẩn nghiên cứu đều thể hiện khả năng tạo bông rõ rệt, hoạt tính keo tụ với cao lanh có bổ sung Ca2+ nồng độ 150mg/l đạt được từ 36 đến 80% khi bổ sung lượng EPS khác nhau. EPS sinh tổng hợp bởi chủng BES19 có hoạt tính keo tụ tốt nhất đạt 80% với hàm lượng LB - EPS và TB - EPS sinh ra lần lượt là 4330 mg/l và 689 mg/l. Kết quả này mở ra hướng nghiên cứu mới về sản xuất các chất trợ keo tụ sinh học thân thiện môi trường thay thế dần cho các chất keo tụ hóa học đang được sử dụng hiện nay. Từ khóa: Bacillus, bùn thải, chất trợ keo tụ sinh học, EPS, vi khuẩn. MỞ ĐẦU Với sự phát triển bùng nổ về kinh tế và xã hội, bùn thải đang trở thành một gánh nặng cho các doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA), chi phí xử lý bùn thải chiếm tới 50% chi phí vận hành của hệ thống

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.