Bài viết tìm ra chế phẩm trừ bệnh trên cây sâm nam. Hiệu quả từ việc diệt trừ bệnh phấn trắng trên cây sâm nam bằng chiết xuất từ tỏi cũng làm phong phú thêm các biện pháp bảo vệ thực vật ở các địa phương và có khả năng nhân rộng cho nhiều đối tượng cây trồng khác. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 111-117 THỬ NGHIỆM TRỊ BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY SÂM NAM (Cyclea peltata (Lamk.) Hook. & Thomps) BẰNG CÁC CHẤT CHIẾT TỪ THỰC VẬT Lê Thị Hồng Trâm Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lethihongtram1909@ TÓM TẮT: Kết quả khảo sát thôn Xóm Đèn vào tháng 12/2011, phát hiện bệnh phấn trắng trên cây sâm nam (Cyclea peltata) tại 3 hộ có số lượng gốc sâm nam nhiều nhất trong thôn (Pinăng Thị Xiêu, Cao Xuân và Chamaléa Chương). Do đó, để giúp bà con diệt trừ bệnh phấn trắng trên cây sâm nam theo tiêu chí sản xuất sạch hơn, chúng tôi đã thử nghiệm các chiết xuất từ thảo dược và chế phẩm ít độc hại trong việc phòng trừ bệnh trên cây trồng, cụ thể với 4 công thức gồm 3 chiết xuất thực vật (củ tỏi, củ gừng và lá đu đủ) và dung dịch thanh phàn vôi tại vườn của hộ chị Pinăng Thị Xiêu, thôn Xóm Đèn, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Sau 10 ngày phun thuốc, chiết xuất từ củ tỏi mang lại hiệu quả rõ rệt nhất so với các chiết suất còn lại. Tiếp đó, dựa trên hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế và tính sẵn có của nguyên liệu điều chế, nhóm thực hiện đã chọn chiết suất từ củ tỏi để phun diện rộng trên vườn của hộ Pinăng Thị Xiêu và hộ Cao Xuân. Sau 15 ngày cách ly, sâm nam được thu hái và bán 20 bó với giá VNĐ/bó. Sau thời gian thử nghiệm, sâm nam trong vườn phát triển tốt, bệnh phấn trắng không xuất hiện nữa. Từ khóa: Cyclea peltata, bệnh phấn trắng, chiết suất thực vật, VQG Núi Chúa. MỞ ĐẦU Khai thác lâm sản phụ từ rừng vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa là một phần không thể thiếu trong sinh kế của cộng đồng người Raglay vùng đệm vườn quốc gia. Các lâm sản ngoài gỗ là một nguồn dự trữ lương thực quan trọng của người Raglay như các loại rau, củ, quả; một số sản phẩm được người dân dùng làm thực phẩm hàng ngày như củ mài, khoai khai, trong những ngày mất mùa và giáp hạn. Ngoài ra, một số sản phẩm trái cây rừng như trái dâu da, xay, da đá, trái keo, bòn hòn. và sâm nam cũng được người dân khai thác và .