Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế

Bài viết Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế trình bày: Trình bày một số biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trên ba phương diện cơ bản là niềm tin, thực hành và cộng đồng,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015 30 CHU VĂN TUẤN* SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Tóm tắt: Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã dẫn đến những biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau. Bài viết tập trung trình bày một số biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trên ba phương diện cơ bản là niềm tin, thực hành và cộng đồng. Trên phương diện niềm tin tôn giáo, sự biến đổi thể hiện rõ nhất ở sự chuyển đạo, cải đạo (hay cũng có thể gọi là sự chuyển đổi niềm tin tôn giáo); trên phương diện thực hành tôn giáo, sự biển đổi thể hiện trên các khía cạnh như tính chất, quy mô, mức độ, ; trên phương diện cộng đồng, có sự xuất hiện của những cộng đồng tôn giáo mới, thể hiện rõ nhất ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng đặt ra một số vấn đề, trong đó có vấn đề giữ gìn, bảo tồn những giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, của tôn giáo nói riêng. Từ khóa: Biến đổi, hội nhập, quốc tế, tôn giáo, toàn cầu hóa. 1. Dẫn nhập Hội nhập quốc tế là quá trình có tính tất yếu, khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của các quốc gia. Cùng với toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại những thời cơ, cơ hội phát triển cho các quốc gia tham gia hội nhập quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng mang đến những nguy cơ, thách thức. Chẳng hạn: nguy cơ bị xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền trên nhiều phương diện khác nhau; nguy cơ phai mờ bản sắc văn hóa, xói mòn các giá trị truyền thống, . Hội nhập quốc tế mang đến một hệ quả tất yếu là sự biến đổi trên nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi của niềm tin tôn giáo mà bài viết mong muốn phác họa những nét cơ bản nhất. Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế đã bắt đầu khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây. Cùng với quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã mang lại * TS., Viện Nghiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.