Bài viết Trung quán luận trong lịch sử phát triển Phật giáo trình bày sự kế thừa phát triển tư tưởng tính không trong kinh Bát Nhã, Khẳng định mọi vật, hiện tượng có được đều do triết lý Duyên sinh, Vô Ngã,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2015 26 TRẦN VĂN THÀNH * TRUNG QUÁN LUẬN TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Tóm Tắt : Trung Quán Luận là bộ luận xuất sắc của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) - người phía Nam nước Ấn Độ (khoảng thế kỷ II III Công lịch). Trung Quán Luận là sự kế thừa phát triển tư tưởng Tính Không trong kinh Bát Nhã, khẳng định mọi vật, hiện tượng có được đều do triết lý Duyên Sinh, Vô Ngã; một khi xả chấp sẽ không sai lầm, đó cũng là hướng khắc phục mọi khó khăn trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong bài viết này, tác giả trình bày đôi nét về Trung Quán Luận với tư tưởng Tính Không (Chân Không diệu hữu) - một tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Từ khóa: Bát Nhã, Phật giáo, Tính Không, thiền tông, Trung Quán Luận. 1. Dẫn nhập 中觀論 ) không thể không nói tới Tính Tìm hiểu Trung Quán Luận ( Không và tác giả Long Thọ. Long Thọ sinh ra vào khoảng thế kỷ II - III tại Ấn Độ, thông minh, lanh lợi, danh tiếng đồn vang cả quốc nội, quốc ngoại, khi xã hội có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, tư tưởng. Ngài biên soạn Trung Quán Luận với biện chứng pháp phủ định bát Bất, với triết lý Tính Không mang ý nghĩa bản thể luận và nhận thức luận căn bản của Phật giáo Đại thừa. Nguồn gốc tư tưởng này vốn đã có từ thời Phật còn tại thế, song được phát triển thành xu hướng Đại thừa bắt đầu từ phía Nam Ấn Độ, căn cứ của Đại Chúng Bộ. Cũng từ đây, tư tưởng “Bát Nhã”, tư tưởng “Không” làm nền tảng cho tư tưởng phá chấp giúp người tu tập được giác ngộ, an vui. 馬鳴菩薩 Bồ Tát Mã Minh ( : Asvaghosha) là người khởi sướng ra thuật ngữ “Đại thừa”, Long Thọ hệ thống, chú thích, luận giải và hệ thống những kinh điển đã có sẵn trên tinh thần Đại thừa, tư tưởng Tính * Thích Quảng Hợp, Nghiên cứu sinh khoa Triết học, Học viện Khoa học xã hội. Trần Văn Thành. Trung Quán Luận 27 Không, và với trí tuệ xuất sắc “biện tài nghị biện vô ngại”, ông được coi là một trong những triết gia đầu tiên trong cuộc cách tân lịch sử tư .