Giá trị văn hóa Phật giáo qua sáng tác văn học của Thiền sư thời Lý - Trần

Bài viết Giá trị văn hóa Phật giáo qua sáng tác văn học của Thiền sư thời Lý - Trần trình bày: Phân tích những giá trị văn hóa truyền thống trong sáng tác văn học của các thiền sư đối với văn hóa phật giáo Việt Nam,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2015 57 TĂNG XUÂN DẪN* GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO QUA SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA THIỀN SƯ THỜI LÝ - TRẦN Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích những giá trị văn hóa truyền thống trong sáng tác văn học của các thiền sư đối với văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cụ thể là những giá trị về tính dân tộc, lòng tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Thông qua các tác phẩm văn học, các giá trị ấy thể hiện ở các khía cạnh như: thẩm mỹ, đạo đức,. Chúng được đề cao và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Từ khóa: Giá trị, Phật giáo, Lý - Trần, truyền thống, văn hóa. Văn học là một loại hình nghệ thuật kết tinh những giá trị văn hóa tinh thần của con người. Xét theo nghĩa hẹp, nếu văn hóa là sự thể hiện tư tưởng và giá trị, thì văn học gần với triết học, là những hình thái ý thức xã hội thể hiện tư tưởng, lý tưởng, sự quan tâm đến giá trị tối cao, rốt ráo của con người. Xét theo đặc trưng thì văn học là sự thể hiện đời sống con người dưới hình thức hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động, không lặp lại, không phải bằng khái niệm trừu tượng1. Giá trị văn hóa truyền thống trong những sáng tác văn học của các thiền sư thời Lý - Trần là giá trị về tính dân tộc, tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Do đó, khi tìm hiểu về giá trị văn hóa trong những sáng tác của các thiền sư thời Lý - Trần cũng là tìm hiểu các thông tin chứa đựng trong đó về nhiều mặt: lịch sử, kinh tế, xã hội, giáo dục, và tư tưởng triết học của thời đại đó. Cho nên, giá trị văn hóa trong những sáng tác của các thiền sư Lý - Trần không chỉ có ý nghĩa đối với quá khứ mà còn cả với hiện tại. Khi đó, những đặc tính căn bản nhất, phổ biến nhất của văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần có sức lan tỏa rộng lớn, liên quan đến mọi mặt, từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần. Và đặc tính ấy lại thể hiện đầy đủ những khía cạnh truyền thống có ý nghĩa * Thích Quảng Tiếp, Nghiên cứu sinh khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội. 58 Nghiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.