Bài viết Phép thuật Cao Biền tại An Nam - Từ ảo tượng đến chân tướng trình bày lai lịch của nhân vật lịch sử Cao Biền với tư cách là một danh tướng, văn nhân tổng công trình sư của nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn cuối thời Đường,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2015 105 PHẠM LÊ HUY* PHÉP THUẬT CAO BIỀN TẠI AN NAM - TỪ ẢO TƯỢNG ĐẾN CHÂN TƯỚNG Tóm tắt: Trong xã hội Việt Nam hiện đại, Cao Biền được thờ cúng và sùng bái với tư cách là một đạo sĩ có nhiều phép thuật trấn yểm. Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ lai lịch của nhân vật lịch sử Cao Biền (821 - 887) với tư cách là một danh tướng, văn nhân, tổng công trình sư của nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn cuối thời Đường, từ đó tìm hiểu mối liên hệ giữa các cơ tầng lịch sử này với quá trình hình thành sự thờ cúng Cao Biền tại Việt Nam. Từ khóa: Cao Biền, lịch sử, thờ cúng, truyền thuyết, trấn yểm. Mở đầu Mùa xuân năm 2007, loạt ký sự có tựa đề “Thánh vật sông Tô Lịch” đăng tải liên tục trên ba số (từ số 13 - 15) của báo Bảo vệ pháp luật - cơ quan phát ngôn của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam - đã gây chấn động cho độc giả toàn quốc. Loạt ký sự này nhắc đến một sự kiện xảy ra 6 năm trước đó, năm 2001, khi đội thi công bờ kè sông Tô Lịch, dòng sông cổ chạy dọc phía Tây của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay, đã tìm thấy nhiều di tích và hiện vật “kỳ lạ”. Dưới lòng sông, họ đã phát hiện nhiều cọc gỗ được đóng theo một trật tự không rõ, những đống xương người lẫn xương động vật, nhiều mảnh vỡ bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền cổ. Tuy nhiên, điều gây sốc nhất cho độc giả là theo loạt bài này, sau khi tiếp tục cố tình thi công, một số công nhân và người thân của họ đã gặp rất nhiều tai nạn và bệnh tật, thậm chí có người đã chết tại hiện trường. Nhiều “nhà phong thủy” cho rằng đội thi công đã “phạm” phải “trận đồ Bát quái” của Cao Biền, nên bị “thánh vật”. Cái chết của Thích Viên Thành - thiền sư nổi tiếng trụ trì Chùa Hương - năm 2002 bị cho là do thiền sư đã thất bại trong việc lập đàn trấn yểm trận đồ của Cao Biền. Thậm chí, Trần Quốc Vượng - một trong “tứ trụ” của giới sử học Việt Nam - cũng bị lôi vào sự kiện này. Nhiều Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà .