Bài viết Quan niệm về tôn giáo trong Triết học thực dụng của : Cung cấp cho độc giả cái nhìn về tôn giáo của , một nhà khoa học lớn của một cường quốc khoa học,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2015 3 ĐỖ MINH HỢP* QUAN NIỆM VỀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG CỦA W. JAMES Tóm tắt: Tôn giáo đang trỗi dậy sau một thời gian dài bị khoa học “xua đuổi” ra khỏi cuộc sống của con người, bị coi là “bóng tối của sự ngu dốt”. Vậy các nguyên nhân nào dẫn tới sự phục hưng tôn giáo trong thời đại khải hoàn của khoa học và công nghệ? Tìm câu trả lời hóa giải bí ẩn về sức sống kỳ lạ của tôn giáo trong xã hội hiện đại có thể dựa vào “tiếng nói” của bản thân “địch thủ” của tôn giáo - các nhà khoa học. Bài viết này cung cấp cho độc giả cái nhìn về tôn giáo của W. James, một nhà khoa học lớn của một cường quốc khoa học. Từ khóa: Quan niệm, thực dụng, tôn giáo, triết học, W. James. 1. Dẫn nhập Mỹ là một cường quốc tượng trưng cho sức mạnh của nhân loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là khoa học, công nghệ. Những thành tựu tưởng như không thể của nước Mỹ là sự thật xác tín cho địa vị chủ nhân của con người trong vũ trụ. Thực tế này có cảm tưởng tất yếu sẽ dẫn tới sự khải hoàn của khoa học trong cuộc chiến chống lại “địch thủ truyền kiếp” của mình là tôn giáo. Nhưng, tất cả trên thực tế không phải là như vậy, thậm chí còn ngược lại. Chính vào thời điểm khoa học và công nghệ Mỹ phồn thịnh nhất, người Mỹ lại trở lại với tôn giáo, đi tìm điểm tựa của mình trong niềm tin tôn giáo. Đây là một nghịch lý cần hóa giải. Song, thực tế này cũng cho thấy một sự thật ngày càng trở nên hiển nhiên là tôn giáo vẫn đang tiếp tục song hành cùng nhân loại và vẫn đóng vai trò không nhỏ trong cuộc sống của xã hội và của con người. Các nhà triết học thực dụng Mỹ, thứ triết học được coi là sản phẩm tinh thần độc đáo duy nhất của người Mỹ và quy định đáng kể “lối sống Mỹ” đang có kỳ vọng được “toàn cầu hóa”, là các nhà khoa học lỗi lạc (nhận giải thưởng Nobel về khoa học), nhưng họ lại “đứng về phía” tôn giáo, luận chứng và * Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2015 bảo vệ tôn giáo. Để hiểu rõ thêm hiện tượng .