Câu chuyện “Cô Đa Đai”: Thực hành tôn giáo tại một ngôi chùa mật tông ở Hà Nội

Bài viết này là kết quả khảo sát sự hỗn dung giữa thực hành Phật giáo Mật tông với tôn giáo bản địa (thờ thần cây) liên quan đến hiện tượng gọi hồn, áp vong, bắt ma, tại một ngôi chùa ở Hà Nội từ tiếp cận Nhân học tôn giáo. Khảo sát này nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa tôn giáo,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2015 46 * NGUYỄN THỊ HIỀN CÂU CHUYỆN “CÔ ĐA ĐAI”: THỰC HÀNH TÔN GIÁO TẠI MỘT NGÔI CHÙA MẬT TÔNG Ở HÀ NỘI** Tóm tắt: Bài viết này là kết quả khảo sát sự hỗn dung giữa thực hành Phật giáo Mật tông với tôn giáo bản địa (thờ thần cây) liên quan đến hiện tượng gọi hồn, áp vong, bắt ma, tại một ngôi chùa ở Hà Nội từ tiếp cận Nhân học tôn giáo. Khảo sát này nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa tôn giáo (trong trường hợp này là pháp tu Mật) với cuộc sống thường nhật của người dân. Phật giáo không chỉ là tu tập để được giác ngộ của các nhà sư, mà còn cả Phật tử. Qua đó, người viết cũng cho rằng không phải từ khi thâm nhập vào Việt Nam, pháp tu Mật đã thay đổi, mà vẫn luôn thay đổi trong quá trình lịch sử và trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường để là một pháp phái luôn gắn với đời sống tinh thần, tôn giáo của người Việt. Từ khóa: Hỗn dung, Mật tông, thực hành, tôn giáo. 1. Đặt vấn đề Nói đến thực hành tôn giáo tại chùa Việt tại Miền Bắc Việt Nam, người ta thường liên tưởng đến các nhà sư tụng kinh, niệm Phật, trì chú, thiền định, thực hành một số nghi lễ mang tính chất hỗn dung của Đạo giáo và thờ cúng như bán khoán, cắt giải tiền duyên, dâng sao giải hạn, đàn trai. Nhưng câu chuyện về Cô Đa Đai, một nữ thần ngụ trên cây đa cai quản các vong hồn mà tôi sẽ kể trong bài viết này là một hiện tượng không mấy khi bắt gặp tại một ngôi chùa Mật tông ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Câu chuyện kết nối với những nghi lễ và việc chữa bệnh tâm linh tại chùa khi vị Đại đức trụ trì chùa cùng với các nhà sư làm lễ “bắt ma” và chữa bệnh cho những người bị điên mà nguyên nhân bị quy là do “ma * Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Văn hóa, Nghệ thuật Quốc gia, Hà Nội. Bài viết này là một phần của dự án nghiên cứu về chùa Thắng Nghiêm, huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội do Vietnamese Nôm Preservation Foundation tài trợ. Tôi xin cám ơn Giáo sư John Balaban, Giám đốc Quỹ đã mời tham gia dự án, cám ơn Đại đức trụ trì, Phật tử trong chùa ủng hộ và cung cấp những thông tin về

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.