Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam - Quá trình 40 năm (1975 - 2015)

Bài viết Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam - Quá trình 40 năm (1975-2015) trình bày những nội dung: Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng qua báo cáo Chính trị các kỳ đại hội Đảng , Cương lĩnh phát triển đất nước và qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước; Đổi mới chính sách đối với một số tôn giáo mang tính đặc thù; Thành tựu và bài học kinh nghiệm của tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2015 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG 3 * QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH 40 NĂM (1975 - 2015) Tóm tắt: Bài viết đề cập tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong 40 năm (1975 - 2015). Với phương pháp tiếp cận lịch đại, tác giả đã phân tích tiến trình đổi mới qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: 1975 - 1990; Giai đoạn thứ hai: 1990 - 2015. Tác giả cho rằng do điều kiện lịch sử nên một số chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước còn bộc lộ những bất cập ở thời kỳ trước “Đổi mới”. Giai đoạn thứ hai được đánh giá là giai đoạn đột phá trong việc “tái nhận thức về tôn giáo” với quan điểm “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” ghi trong Nghị quyết số 24-NQ/TW. Ngoài ra, bài viết còn khảo cứu sự đổi mới trong chính sách với “một số tôn giáo mang tính đặc thù” như: Tin Lành, Islam giáo, Phật giáo Nam tông Khmer. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số thành tựu và bài học kinh nghiệm của tiến trình đổi mới đó. Từ khóa: Đổi mới, chính sách, quan điểm, Đảng, Nhà nước, tôn giáo. 1. Đặt vấn đề Trong Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Về công tác tôn giáo trong tình hình mới ban hành ngày 12/3/2003, ngay phần mở đầu đã khẳng định: Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là một vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng1. Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước Việt Nam đặt vai trò, vị trí của công tác tôn giáo thiết yếu như thế nào trong tiến trình cách mạng. * Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2015 Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Đại bộ phận nhân dân đều có niềm tin tôn giáo cũng như một bộ phận không nhỏ là tín đồ của các tôn giáo. Trong lịch

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.