Sự phát triển của Hindu giáo ở Campuchia thời kỳ Angkor (802-1432) dưới hình thức Shiva giáo và Vishnu giáo

Bài viết Sự phát triển của Hindu giáo ở Campuchia thời kỳ Angkor (802-1432) dưới hình thức Shiva giáo và Vishnu giáo trình bày Hindu giáo là tôn giáo lớn nhất, cổ xưa nhất và cũng đặc biệt nhất của Ấn Độ truyền thống, có số lượng tín đồ đông đảo. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, cùng với Phật giáo, Hindu giáo là một trong hai tôn giáo lớn của Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến Đông Nam Á thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2015 DƯƠNG THỊ NGỌC MINH 111 * SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HINDU GIÁO Ở CAMPUCHIA THỜI KỲ ANGKOR (802 - 1432) DƯỚI HÌNH THỨC SHIVA GIÁO VÀ VISHNU GIÁO Tóm tắt: Hindu giáo là tôn giáo lớn nhất, cổ xưa nhất và cũng đặc biệt nhất của Ấn Độ truyền thống, có số lượng tín đồ đông đảo. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, cùng với Phật giáo, Hindu giáo là một trong hai tôn giáo lớn của Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến Đông Nam Á thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo. Mặc dù việc sùng kính Shiva và Vishnu đều song song tồn tại trong đời sống tôn giáo của cư dân ở đây, nhưng tùy từng nơi và tùy từng giai đoạn lịch sử, việc sùng kính Shiva hay Vishnu sẽ chiếm ưu thế riêng hoặc song song tồn tại. Tình hình này diễn ra khá điển hình trong lịch sử tôn giáo của Campuchia, đặc biệt là thời kỳ Angkor (802 - 1432). Từ khóa: Angkor, Campuchia, Shiva giáo, Vishnu giáo 1. Giai đoạn Shiva giáo chiếm ưu thế (đầu thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI) Sau gần một thế kỷ bị chia rẽ và phụ thuộc vào vương triều Sailendra của Java, từ đầu thế kỷ IX, người Khmer bắt tay xây dựng lại cơ sở vật chất và tinh thần cho vương quốc thống nhất của mình ở trình độ cao hơn giai đoạn trước. Về mặt lịch sử, đây là giai đoạn mở đầu cho một thời kỳ huy hoàng của vương quốc Campuchia mà các nhà sử học thường gọi là “thời kỳ Angkor”. Đồng thời đây cũng là giai đoạn tạo dựng lại vương quốc Campuchia về mọi phương diện: thống nhất lãnh thổ, xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, tổ chức lại phương thức sản xuất kinh tế, xác lập hệ tư tưởng chính thống. Về mặt tôn giáo, đây là thời kỳ việc thờ Shiva chiếm ưu thế trở lại, tuy nhiên, việc tôn thờ Vishnu vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong các triều vua Khmer. * Thạc sĩ, Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp. 112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2015 Năm 802, vua Jayavarman II (802 - 854) lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho Chân Lạp, thoát khỏi sự chiếm đóng của người Java. Sau đó, ông tiếp tục .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.