Tác động của đa dạng tôn giáo đối với biến đổi và tái cấu trúc văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên

Bài viết Tác động của đa dạng tôn giáo đối với biến đổi và tái cấu trúc văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên trình bày: Bài viết này tập trung phân tích những tác động của đa dạng tôn giáo đến dân số, văn hóa bản địa và vai trò của các chức sắc tôn giáo trong việc tái cấu trúc văn hóa truyền thống Tây Nguyên,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 3 NGUYỄN NGỌC MAI* TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI & TÁI CẤU TRÚC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở TÂY NGUYÊN Tóm tắt: Sự xuất hiện và phát triển của nhiều tôn giáo lớn trên địa bàn Tây Nguyên trong những năm gần đây đã tạo ra khá nhiều biến đổi, xáo trộn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc người tại chỗ. Bài viết này tập trung phân tích những tác động của đa dạng tôn giáo đến dân số, văn hóa bản địa và vai trò của các chức sắc tôn giáo trong việc tái cấu trúc văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Từ khóa: Hội nhập, xung đột, tái cấu trúc, văn hóa truyền thống, Tây Nguyên. 1. Đặt vấn đề Hội nhập văn hóa là khái niệm không mới ở Việt Nam nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, nó thường được đặt ra cùng với các khái niệm khác như tiếp biến văn hóa, giao thoa văn hóa. Nếu như tiếp biến văn hóa chỉ sự chủ động, mức độ chủ động tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại lai (văn hóa khách thể) và dùng nội lực của văn hóa chủ thể để cải tạo nó theo những khuôn mẫu của mình thì giao thoa văn hóa lại hàm ý về một vùng không gian văn hóa mà ở đó có sự hiện diện chồng xếp của nhiều lớp văn hóa. Giao thoa văn hóa cũng nói lên tình trạng đan cài và động thái xuất phát từ hai chiều kích cùng có xu hướng, khuynh hướng tìm đến nhau, lấy những thành tố văn hóa của nhau để làm phong phú cho mình. Giao thoa văn hóa thường tạo nên một vùng văn hóa đệm (vùng giao thoa), vùng này mang đủ sắc thái của cả hai nền/dòng văn hóa. Khu vực Miền Trung Việt Nam (thời Trung đại) là một ví dụ vì vừa mang đặc điểm của văn hóa Việt, vừa mang đặc điểm của văn hóa Chăm. Hội nhập văn hóa hàm ý chỉ sự tụ lại của nhiều thành tố văn hóa khác nhau trong cùng một thực thể văn hóa, trong đó văn hóa gốc có tính chủ * Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 động. Tính chủ động ở đây thuộc về chủ thể sáng tạo và sử dụng văn hóa chứ không phải bản thân các thành tố văn hóa. Ở một phương diện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.