Về ngôi Chùa Phật giáo ở Nhật Bản

Bài viết Về ngôi Chùa Phật giáo ở Nhật Bản trình bày khái lược về sự phát triển của ngôi chùa Phật giáo tại Nhật Bản trên các nội dung như: tên gọi, đặc điểm kiến trúc chung, vai trò của chùa qua các thời kỳ lịch sử, từ đó liên hệ đến sự phát triển chung của Phật giáo Nhật Bản,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 74 NGUYỄN CÔNG LÝ* NGUYỄN XUÂN QUỲNH** VỀ NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN Tóm tắt: Bài viết trình bày khái lược về sự phát triển của ngôi chùa Phật giáo tại Nhật Bản trên các nội dung như: tên gọi, đặc điểm kiến trúc chung, vai trò của chùa qua các thời kỳ lịch sử, từ đó liên hệ đến sự phát triển chung của Phật giáo Nhật Bản. Tất cả khẳng định tính thế tục, linh hoạt của Phật giáo ở đây. Điều này có được là do quan niệm hiện thế của văn hóa Nhật Bản đã có tác động, chi phối các phương diện đời sống, trong đó có văn hóa tinh thần nói chung và Phật giáo nói riêng. Từ khóa: Chùa, kiến trúc, Nhật Bản, tôn giáo. 1. Đặt vấn đề Phật giáo du nhập vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ VI. Từ đó đến nay, đời sống tôn giáo Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến, cùng với Thần đạo (Shinto), tôn giáo bản địa của Nhật Bản thì Phật giáo được xem như tôn giáo chính thức, thậm chí có giai đoạn còn được xem như là quốc giáo. Có thể nói, Phật giáo hiện diện trong hầu hết những lĩnh vực tinh thần từ quan điểm, tư tưởng cho đến các quan niệm mỹ học. Cũng như những quốc gia khác có sự hiện diện của Phật giáo, tại Nhật Bản cũng đã hình thành nền nghệ thuật Phật giáo, trong đó tiêu biểu là kiến trúc các ngôi chùa. Bài viết này nhằm giới thiệu một cách khái lược về đặc điểm, sự phát triển của ngôi chùa ở Nhật Bản. 2. Các đặc điểm chùa Phật giáo ở Nhật Bản . Về tên gọi Trước hết, chùa Phật giáo ở Nhật Bản được phân biệt rõ ràng với Thần xã, Thần đạo qua tên gọi. Các ngôi chùa được gọi là “Tự” ( , đọc là tera, dera, hay ji) hoặc là “Viện” ( , đọc là in). Giữa “Tự” và “Viện” có 院 * 寺 Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. ** Học viên Cao học ngành Châu Á học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Công Lý, Nguyễn Xuân Quỳnh. Về ngôi chùa Phật giáo. 75 một vài sự khác biệt. Chẳng hạn, đa phần các chùa được gọi là “Tự” phải là nơi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
48    71    2    29-04-2024
23    69    2    29-04-2024
2    116    2    29-04-2024
81    89    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.