Mối quan hệ giữa Phật giáo với tôn giáo truyền thống của người Việt Nam - nhìn từ Triết học

Bài viết Mối quan hệ giữa Phật giáo với tôn giáo truyền thống của người Việt Nam - nhìn từ Triết học: đề cập đến hai khía cạnh: Một là, cơ sở tư tưởng, giáo lý của Phật giáo và triết lý nhân sinh của tôn giáo truyền thống tạo nên sự tiếp biến giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống; Hai là, phương thức thể hiện mối quan hệ đó,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 34 ĐẶNG MINH CHÂU* MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - NHÌN TỪ TRIẾT HỌC Tóm tắt: Với đặc điểm văn hóa và tư duy của mình, trong quá trình phát triển, người Việt đã thu nhận không ít những giá trị văn hóa tinh thần ngoại sinh để bồi đắp nên những sản phẩm tinh thần, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những bản sắc đó là sự kết hợp giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống ở Việt Nam là mối quan hệ có tác động 2 chiều. Bài viết này đề cập đến hai khía cạnh: Một là, cơ sở tư tưởng, giáo lý của Phật giáo và triết lý nhân sinh của tôn giáo truyền thống tạo nên sự tiếp biến giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống; Hai là, phương thức thể hiện mối quan hệ đó. Từ khóa: Quan hệ, Phật giáo, tôn giáo truyền thống, triết học. 1. Đặt vấn đề Tôn giáo nào cũng có nguồn gốc văn hóa của nó. Trong quá trình truyền bá, nó lại thâm nhập vào các nền văn hóa khác, hình thành nên sự tiếp biến lẫn nhau. Tuy nhiên, sự dung hợp, tiếp biến đến mức độ nào còn phụ thuộc vào mỗi tôn giáo và đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia. Với đặc điểm văn hóa và tư duy của mình, trong quá trình phát triển, người Việt đã thu nhận không ít những giá trị văn hóa tinh thần ngoại sinh để bồi đắp nên một sản phẩm tinh thần của riêng mình, khẳng định được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một trong những bản sắc đó là sự kết hợp giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống. Đặt vấn đề nhìn nhận, phân tích mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống từ góc độ triết học, nghĩa là cần quan tâm đến các vấn đề: Cơ sở để tạo nên mối quan hệ này là gì? Đặc điểm của mối quan hệ đó? Sự tác động này diễn ra theo chiều hướng nào? Đây là sự kết hợp giữa cái bản địa và cái ngoại lai, hay là quá trình tiếp biến văn hóa theo hướng bản địa hóa? Nó có phải là làm cho tôn giáo bản địa được định * Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Nghiên cứu sinh, Giáo hội Phật

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.