Hoạt động giáo dục Phật giáo trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung (1932-1951)

Bài viết Hoạt động giáo dục Phật giáo trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung (1932-1951) trình bày: Sự hình thành hệ thống trường Phật học, hoạt động giáo dục và đào tạo, kết luận,. bài viết. | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 12 - 2015 30 DƯƠNG THANH MỪNG* HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO MIỀN TRUNG (1932 - 1951) Tóm tắt: Từ những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam nói chung, Miền Trung nói riêng đang phải đối diện với vấn nạn thất học diễn ra ngày càng phổ biến trong tăng chúng. Do đó, công tác giáo dục và đào tạo tăng ni sinh được xem là nhiệm vụ thiết yếu đặt ra lúc này. Bằng sự linh hoạt, sáng tạo, Phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung không những đã tạo dựng được một nền tảng giáo dục mang tính khoa học, hiện đại mà nó còn tạo nên sức bật cho sự phát triển của Phật giáo trong các giai đoạn tiếp theo. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đi vào phân tích và trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động giáo dục Phật giáo trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung. Qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của giáo dục Phật giáo Miền Trung trong tiến trình chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Chấn hưng, Miền Trung, Phật giáo, Việt Nam. 1. Sự hình thành hệ thống trường Phật học Hình thức đào tạo tăng tài đầu tiên làm nền tảng cho sự ra đời của các trường Phật học đó là các “Đạo tràng” do chư vị Huệ Pháp, Tâm Tịnh, tổ chức tại Huế. “Cứ vào mùa hạ, vị hòa thượng ở chùa tập trung một số đệ tử giảng kinh, luật, luận bằng Hán văn ghi chép rất đơn giản. Bàn ghế ngồi không cần thiết, ngồi ở bàn, ở giường và thậm chí ngồi trên nền. Dẫu sao người học hiểu được và hành trì tu chứng thăng tiến là tốt”1. Năm 1927, tại Bình Định, Hòa thượng Phước Huệ mở các lớp dạy kiến thức nội điển tại chùa Thập Tháp và Long Khánh, thu nhận nhiều học tăng từ các tỉnh Miền Trung theo học như: Đôn Hậu, Chánh Huy, Chánh Thống, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Khế, Vĩnh Thừa, Trí Độ (lúc này vẫn đang là một cư sĩ). Hòa thượng Ðôn Hậu ghi lại quá trình sinh hoạt và học tập tại chùa Thập Tháp vào năm 1927 như sau: “Ở Thập Tháp, chùa chỉ lo phần gạo còn tiền ăn học thì học tăng phải tự túc. Ban đầu * ThS.,Viện nghiên cứu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.