Quan điểm của Vatican, liên hội đồng Giám mục á châu và hội đồng giám mục Việt Nam về truyền thông, truyền thông xã hội

Bài viết Quan điểm của Vatican, liên hội đồng Giám mục á châu và hội đồng giám mục Việt Nam về truyền thông, truyền thông xã hội trình bày: đề cập một số quan điểm của Vatican về truyền thông và truyền thông xã hội; Việc triển khai thực hiện quan điểm của Vatican ở Liên Hội đồng Giám mục Á Châu và Hội đồng Giám mục Việt Nam,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 12 - 2015 82 ĐỖ THU HƯỜNG* QUAN ĐIỂM CỦA VATICAN, LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI Tóm tắt: Công đồng Vatican II đã thiết lập Ngày Thế giới Truyền thông cho toàn Giáo hội hoàn vũ (Sắc lệnh Inter Mirifica). Giáo hội Công giáo thiết lập Ngày Thế giới Truyền thông vì giới lãnh đạo Giáo hội nhận thức được sự phát triển, vai trò và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông ngày càng gia tăng. Sau khi ban hành Sắc lệnh Inter Mirifica, Tòa Thánh đã ban hành các Tông thư, Huấn thị, hoặc các văn bản thể hiện rõ hơn sự cần thiết áp dụng công nghệ thông tin vào việc rao giảng Tin Mừng. Bài viết này đề cập một số quan điểm của Vatican về truyền thông và truyền thông xã hội; Việc triển khai thực hiện quan điểm của Vatican ở Liên Hội đồng Giám mục Á Châu và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Từ khóa: Công giáo, quan điểm, truyền thông, truyền thông xã hội, Vatican. 1. Dẫn nhập Trong xã hội ngày nay, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Truyền thông tác động đến nhận thức công chúng, và từ đó dẫn đến cách hành động và ứng xử của công chúng. Nhờ truyền thông mà nhiều vấn đề được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin có mục đích cụ thể giúp người nhận thông tin có thể cập nhật kiến thức mới, giúp họ thay đổi nhận thức và định hướng tốt hơn về một vấn đề cụ thể. Truyền thông xã hội/truyền thông mạng, hiểu một cách chung nhất, là khái niệm chỉ một phương thức truyền thông dựa trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến, tức là những trang web trên Internet. * ThS., Nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội. ̉ m cu ̉ a Vatican. Đỗ Thu Hườ ng. Quan điê 83 Truyền thông trong và bởi Giáo hội Công giáo về bản chất là những truyền thông về Tin Mừng của Đức Jesus Kitô. Do tầm quan trọng của các hoạt động truyền thông trong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.