Sự hội nhập phật giáo và tục thờ cúng truyền thống trong gia đình, dòng họ người dân Hà Nội từ 1986 đến nay

Bài viết Sự hội nhập phật giáo và tục thờ cúng truyền thống trong gia đình, dòng họ người dân Hà Nội từ 1986 đến nay trình bày: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống là mối quan hệ trong sáng, ích nước, lợi dân, cần trân trọng, bảo tồn và phát huy,. bài viết. | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 98 VŨ ĐỨC CHÍNH∗ SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VÀ TỤC THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ NGƯỜI DÂN HÀ NỘI TỪ 1986 ĐẾN NAY Tóm tắt: Hiện nay, Phật giáo có sự hội nhập sâu rộng đối với tôn giáo truyền thống của người Hà Nội, thể hiện qua các hành vi thờ cúng của người dân như: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vào các ngày sóc, vọng, cưới xin, tang ma. Tại các nghi lễ này, đều thấy sự hiện diện của các yếu tố Phật giáo. Trong cuộc sống thường ngày, phần lớn các Phật tử đã thực hiện ăn chay, phóng sinh, tránh sát sinh, sống từ, bi, hỷ, xả, không cãi cọ, mâu thuẫn với nhau Mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống là mối quan hệ trong sáng, ích nước, lợi dân, cần trân trọng, bảo tồn và phát huy. Từ khóa: Phật giáo, tôn giáo truyền thống, thờ cúng tổ tiên, hội nhập. 1. Đặt vấn đề Sự hội nhập của Phật giáo đối với tôn giáo truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay là sự tiếp nối những giai đoạn trước đây, đồng thời diễn ra trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập. Bên cạnh đó, những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với các tôn giáo trong những năm gần đây là yếu tố quan trọng để tạo ra bộ mặt mới trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Sự hội nhập giữa Phật giáo với tôn giáo truyền thống của người dân Hà Nội diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào chủ đề: Sự hội nhập của Phật giáo với tôn giáo truyền thống trong phạm vi gia đình, dòng họ. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa tại ba điểm: làng Trung Kính Thượng và chùa làng Diên Phúc Tự (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội); chùa Quán Sứ (phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội); ∗ Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. ̣ hô ̣ i nhâ ̣ p Phâ ̣ t giáo. Vũ Đứ c Chı ́nh. Sư 99 một số hộ dân tại các phố, khu đô thị. Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự hội nhập của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    74    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.