Bài viết này nghiên cứu khủng hoảng nợ công châu Âu. Kết quả cho thấy là: thứ nhất, khủng hoảng có thể xảy ra ở nước có mức nợ công rất thấp, mức trung bình, hay mức cao. Thứ hai, khủng hoảng nợ công có thể xảy ra ở nước mà trước đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 5 (38) 2014 3 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngày nhận bài: 10/04/2014 Ngày nhận lại: 10/06/2014 Ngày duyệt đăng: 18/08/2014 Nguyễn Văn Phúc1 TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu khủng hoảng nợ công châu Âu. Kết quả cho thấy là: thứ nhất, khủng hoảng có thể xảy ra ở nước có mức nợ công rất thấp, mức trung bình, hay mức cao. Thứ hai, khủng hoảng nợ công có thể xảy ra ở nước mà trước đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thứ ba, các bất ổn kinh tế vĩ mô có thể tích tụ trong thời gian dài trước khi gây ra khủng hoảng. Thứ tư, khủng hoảng ngân hàng gây tốn kém rất nhiều cho chính phủ, làm nợ công tăng vọt sau đó. Thứ năm, khủng hoảng nợ công tác động rất tiêu cực nghiêm trọng đến tăng trưởng. Bài học rút ra đối với Việt Nam là: thứ nhất, Việt Nam cần giảm thâm hụt ngân sách xuống mức thấp hơn hiện nay. Cần rất thận trọng khi tăng nợ công thêm nữa. Khủng hoảng hoàn toàn có thể xảy ra ở nước có mức nợ công rất thấp. Thứ hai, những bất ổn dẫn đến khủng hoảng nợ công có thể tích tụ trong một thời gian dài. Việt Nam cần tập trung khắc phục các điểm yếu này. Thứ ba, Việt Nam cần phải tập trung giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và cần phải lưu ý ngăn chặn các bong bóng bất động sản, tài chính trong tương lai. Thứ tư, nợ nước ngoài Việt Nam hiện nay (41,1% GDP) chưa phải là cao nhưng không phải là thấp. Việt Nam cần thận trọng khi vay thêm nợ nước ngoài. Từ khóa: Nợ công, khủng hoảng nợ công, châu Âu, Việt Nam. ABSTRACT This paper looks at the European Sovereign debt crisis. The results show that firstly crisis can happen in either low, middle or high pubic debt countries. Secondly, crisis can take place in a country with high economic growth. Thirdly, macroeconomic problems can accumulate for a long time before causing a crisis. Fourthly, banking cisis increases public debt quickly afterwards. Fifthly, public debt crisis has significantly negative effects on economic growth. The lessons drawn for .