Từ nền tảng lý thuyết văn hóa của Hofstede (1980;1991), từ một phát triển mới về cách tiếp cận văn hóa cấp cá nhân của Sharma (2010) trên nền tảng lý thuyết Hofstede (1980), các nghiên cứu đi trước và kết hợp nghiên cứu định tính để đề xuất một mô hình nghiên cứu văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng gián tiếp lên hành vi tiêu dùng. | KINH TẾ 3 VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP LÊN HÀNH VI TIÊU DÙNG: MỘT TỔNG LƯỢC LÝ THUYẾT Nguyễn Văn Phúc1 Nguyễn Đình Trọng2 Ngày nhận bài: 05/02/2014 Ngày nhận lại: 25/02/2014 Ngày duyệt đăng: 10/03/2014 TÓM TẮT Từ nền tảng lý thuyết văn hóa của Hofstede (1980;1991), từ một phát triển mới về cách tiếp cận văn hóa cấp cá nhân của Sharma (2010) trên nền tảng lý thuyết Hofstede (1980), các nghiên cứu đi trước và kết hợp nghiên cứu định tính để đề xuất một mô hình nghiên cứu văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng gián tiếp lên hành vi tiêu dùng. Thông qua các mối quan hệ văn hóa và đặc điểm cá nhân hành vi khám phá, kích thích sự lựa chọn và nhận thức rủi ro. Từ nhận thức rủi ro ảnh hưởng lên ý định mua. Đây là một hướng nghiên cứu mới và có ý nghĩa lớn trong vấn đề nghiên cứu văn hóa và hành vi mà trước đây chưa được chấp nhận trên nền tảng lý thuyết gốc xây dựng từ nền tảng văn hóa cấp quốc gia của Hofstede (1980;1991). Từ khóa: Hofstede, Sharma, văn hóa, văn hóa cấp cá nhân, văn hóa và hành vi tiêu dùng. ABSTRACT From Hofstede’s work on global cultures (1980;1991), a new approach to cultural research in individual level (Sharma, 2010), previous researches and based qualitative research in Vietnam to build a conceptual model on the Hofstede theory relationship individual culture and Vietnamese consumer’s buying intention. The model of individual culture impacts on buying intention over the risk exploratory behavior, optimum stimulation level and risk perception is proposed as a new direction of research. Keywords: Hofstede, Sharma, culture, individual cultural level, culture and consumer behavior. 1. GIỚI THIỆU Từ những năm 1993 trở về trước vấn đề nghiên cứu văn hóa trên nền tảng lý thuyết Hofstede (1980) không thực hiện được với việc lấy mẫu tại một quốc gia. Bởi lẽ lý thuyết nền văn hóa của tác giả được xây dựng trên nền tảng lý thuyết văn hóa ở cấp độ quốc gia chứ không có luận cứ giá trị cho nghiên cứu văn hóa cấp cá nhân. Do đó mà các nghiên cứu 1 TS, Hiệu trưởng .