Ngày nay, tri thức dần trở thành một nguồn lực tối quan trọng cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN). Đối với các công ty tư vấn xây dựng, một lĩnh vực thâm dụng tri thức, chia sẻ tri thức (CSTT) là điều kiện cần thiết để tăng năng suất lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 1 (40) 2015 29 NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHIA SẺ TRI THỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 3 Phạm Quốc Trung1 Lạc Thái Phước2 Ngày nhận bài: 31/07/2014 Ngày nhận lại: 15/11/2014 Ngày duyệt đăng : 15/12/2014 TÓM TẮT Ngày nay, tri thức dần trở thành một nguồn lực tối quan trọng cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN). Đối với các công ty tư vấn xây dựng, một lĩnh vực thâm dụng tri thức, chia sẻ tri thức (CSTT) là điều kiện cần thiết để tăng năng suất lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên, khuyến khích việc CSTT giữa các nhân viên đòi hỏi cấp quản lý phải hiểu được các yếu tố động lực của CSTT và đề ra các chính sách phù hợp. Nghiên cứu này dựa trên mô hình nghiên cứu của Burgess (2005) và các lý thuyết liên quan để xác định các yếu tố động lực tâm lý có ảnh hưởng đến CSTT, và tiến hành khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến CSTT tại công ty CP tư vấn xây dựng điện 3 (PECC3). Kết quả cho thấy các yếu tố Thích khen thưởng, Lo ngại mất quyền lực, Quan niệm vì lợi ích bản thân, Đề cao vai trò nhóm, Quan niệm vì lợi ích xã hội là có ảnh hưởng đến CSTT. Từ kết quả này, nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị để nâng cao động lực CSTT của các nhân viên công ty PECC3. Từ khóa: Quản lý tri thức, Chia sẻ tri thức, Động lực, Công ty CP tư vấn xây dựng điện 3. ABSTRACT Today, knowledge becomes a most important resource for enterprises’ competition. For companies in construction consulting industry, a knowledge-intensive area, knowledge sharing (KS) is very important for raising labor productivity and ensuring sustainable development. However, in order to encourage knowledge sharing between employees, managers should have knowledge about motivational factors of knowledge sharing, and make appropriate policies. Based on Burgess Model (2005) and theories for exploring the effectiveness of motivational factors on knowledge sharing, this survey was conducted at PECC3 Company