Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong ngành vận tải đường thủy ở Việt nam cần chú trọng đến cả yếu tố vốn và lao động, trong đó yếu tố lao động có vai trò quan trọng hơn trong điều kiện hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 6 (45) 2015 67 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ ĐẦU RA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY Ở VIỆT NAM Nguyễn Hải Quang1 Ngày nhận bài: 04/05/2015 Ngày nhận lại: 25/06/2015 Ngày duyệt đăng: 26/10/2015 TÓM TẮT Từ tổng quan lý thuyết về hàm sản xuất, bài viết hình thành mô hình tác động của vốn và lao động đến giá trị đầu ra của doanh nghiệp. Kết quả phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần thuộc nhóm ngành vận tải đường thủy và hoạt động kinh doanh chính là vận tải đường thủy trên thị trường chứng khoán cho hệ số co dãn theo giá trị đầu ra của lượng vốn là 0,404127; chi phí lao động là 0,506885; còn năng suất các yếu tố tổng hợp là 2,813662. Tổng hệ số co dãn theo vốn và chi phí lao động là 0,911012 1 thì năng suất sẽ tăng theo quy mô, còn α + β = 1 thì năng suất sẽ không đổi theo quy mô (Lê Bảo Lâm và các cộng sự, 2009). Trên thế giới và Việt nam có nhiều nghiên cứu ứng dụng hàm sản xuất CobbDouglas dưới các góc độ khác nhau. Nghiên cứu của Dana Hajkova and Jaromir Hurnik (2007), Phan Nguyễn Khánh Long (2012) hay Nguyễn Trọng Hoài (2005) ứng dụng để phân tích tác động của các yếu tố đầu vào đến thu nhập quốc dân (GDP). Nghiên cứu của Từ Thái Giang và Nguyễn Phúc Thọ (2012), Mai Văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011) hay Trần Cẩm Linh (2014) lại ứng dụng để phân tích cho một ngành trong địa bàn cụ thể. Còn nghiên cứu của J Felope and and MC Combie (2001) ứng dụng để phân tích cho cả doanh nghiệp, ngành và khu vực. Một trong những phương pháp xác định GDP hiện nay là phương pháp giá trị gia tăng. Theo đó GDP nền kinh tế được tính bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế hoặc các khu vực kinh tế hoặc các doanh nghiệp trong nền kinh tế (Dương Tấn Hiệp, 2001). Giá trị gia tăng là một chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được đo bằng giá trị đầu ra trừ đi giá trị đầu vào của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (Chu Văn Tuấn và các cộng .