Nghiên cứu ứng dụng mô hình SEM để đánh giá hiệu quả quản trị hành chính công tại tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 9 điểm. Mô hình nghiên cứu có 4 nhóm nhân tố độc lập: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, qui trình thủ tục hành chính và đạo đức nghề nghiệp với 27 biến quan sát, dùng để kiểm định mối quan hệ với hiệu quả quản trị hành chính công (có 5 biến quan sát) tại tỉnh Long An. | 84 Nguyễn Kim Phước. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 58(1), 84-98 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI TỈNH LONG AN: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SEM NGUYỄN KIM PHƯỚC Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - (Ngày nhận: 08/09/2017; Ngày nhận lại: 02/10/2017; Ngày duyệt đăng: 20/12/2017) TÓM TẮT Nghiên cứu ứng dụng mô hình SEM để đánh giá hiệu quả quản trị hành chính công tại tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 9 điểm. Mô hình nghiên cứu có 4 nhóm nhân tố độc lập: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, qui trình thủ tục hành chính và đạo đức nghề nghiệp với 27 biến quan sát, dùng để kiểm định mối quan hệ với hiệu quả quản trị hành chính công (có 5 biến quan sát) tại tỉnh Long An. Kết quả phỏng vấn trực tiếp trong 700 cán bộ công chức viên chức, doanh nghiệp, người dân đang làm việc, kinh doanh và sinh sống tại các huyện/thị/thành phố trong tỉnh, thu được 672 phiếu khảo sát đạt yêu cầu đưa vào phân tích dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “nguồn nhân lực” và “đạo đức nghề nghiệp” của cán bộ công chức viên chức là hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh, đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả quản trị hành chính công của tỉnh Long An. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công tại tỉnh Long An. Từ khóa: Cán bộ và công chức; Long An; Mô hình SEM; Quản trị; Hành chính công. Assessing the effectiveness of public administration in Long An province: An application of the SEM model ABSTRACT The study uses the SEM model to evaluate the effectiveness of public administration in Long An province. The study employs a 9-point Likert scale and four groups of independent factors including human resources, facilities, administrative procedures and professional ethics with 27 observation variables to test the correlation between among these factors and