Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và tham nhũng ít được thực hiện, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (ASEAN). Điều này có thể được giải thích do “kinh tế ngầm” và “tham nhũng” đều là các nhân tố không quan sát trực tiếp được. | KINH TẾ 78 KINH TẾ NGẦM & THAM NHŨNG TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Võ Hồng Đức1 Lý Hưng Thịnh2 Ngày nhận bài: 13/09/2014 Ngày nhận lại: 10/11/2014 Ngày duyệt đăng: 19/05/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và tham nhũng ít được thực hiện, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (ASEAN). Điều này có thể được giải thích do “kinh tế ngầm” và “tham nhũng” đều là các nhân tố không quan sát trực tiếp được. Sử dụng phương pháp MIMIC, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu và lượng hóa mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và tham nhũng. Dữ liệu của các quốc gia ASEAN (không bao gồm hai quốc gia có thu nhập cao là Singapore va Brunei) cho giai đoạn 1995 den 2014 được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này chứng tỏ rằng: (i) tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa Kinh tế ngầm và Tham nhũng; (ii) tác động từ tham nhũng đến kinh tế ngầm lớn hơn rất nhiều so với tác động theo chiều ngược lại từ kinh tế ngầm đến tham nhũng. Kinh tế ngầm và tham nhũng có thể cũng tồn tại trong nền kinh tế, không loại trừ lẫn nhau cho các quốc gia ASEAN. Do vậy, chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp ở Việt Nam và các quốc gia ASEAN là kiểm soát tham nhũng được xem là khởi đầu cần thiết để giảm thiểu quy mô nền kinh tế ngầm. Từ khóa: Kinh Tế ngầm, Tham nhũng, MIMIC, Việt Nam, ASEAN. ABSTRACT Very few empirical studies have been attempted to investigate the possible link between shadow economy and corruption for developing and transition economies, in particular, for the Association of the South East Asian Nations (ASEAN). The lack of the studies can be explained by the fact that both “shadow economy” and “corruption” are ultimately unobservable. Using the MIMIC approach, this empirical study fills the gap. Data from the ASEAN (excluding the two high income countries - Singapore and Brunei) for the period from 1995 to 2014 are utilised in this study. The findings from this study indicate that: (i)