Kiến tập sư phạm (KTSP) là một học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành dành cho sinh viên ngành giảng dạy tiếng Anh. Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu phản hồi của sinh viên khóa 2012 sau khi hoàn thành học phần KTSP tại các trường trung học phổ thông (THPT). Có 91 sinh viên tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát sau khi hoàn thành KTSP tại các trường THPT. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 4 (43) 2015 109 PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH SAU KHI HOÀN THÀNH KIẾN TẬP SƯ PHẠM TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngày nhận bài: 05/04/2015 Ngày nhận lại: 30/06/2015 Ngày duyệt đăng: 10/07/2015 Phan Thị Thu Nga1 TÓM TẮT Kiến tập sư phạm (KTSP) là một học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành dành cho sinh viên ngành giảng dạy tiếng Anh. Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu phản hồi của sinh viên khóa 2012 sau khi hoàn thành học phần KTSP tại các trường trung học phổ thông (THPT). Có 91 sinh viên tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát sau khi hoàn thành KTSP tại các trường THPT. Kết quả phân tích cho thấy đa số sinh viên () có những phản hồi tích cực khi tham gia KTSP trước học phần thực tập sư phạm. Học phần KTSP đã giúp sinh viên hình thành và phát triển nhận thức về vai trò của giáo dục, ý thức trách nhiệm ,ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sư phạm. Ngoài ra, việc quan sát lớp học thực tế đã giúp sinh viên hiểu sâu kiến thức chuyên môn đã học và quen với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức lớp học tiếng Anh ở THPT. Tuy nhiên, sinh viên đã thường xuyên gặp một số vấn đề như chuyên môn, giao tiếp và thích ứng với môi trường sư phạm trong thời gian KTSP. Do đó tác giả có một số kiến nghị với lãnh đạo và đội ngũ giảng viên Khoa Ngoại Ngữ nhằm giúp cho sinh viên khóa 2013 gặt hái nhiều thành công hơn vào đợt KTSP năm sau. Từ khóa: Kiến tập sư phạm (KTSP), thực tập sư phạm (TTSP), trung học phổ thông (THPT). ABSTRACT High school observation is a compulsory subject belonging to professional knowledge for students majoring in English language teaching. The purpose of the survey presented in this article is to investigate student- teachers’ feedback after their high school observation. 91 students () of the 2012 intake participated in answering the survey after they fulfilled their observation in high schools. The findings of the survey prove that .