Bài viết giới thiệu các hình thức chủ yếu của chuỗi liên kết trong xuất khẩu rau quả tươi của Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN) và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuỗi liên kết xuất khẩu rau quả tươi của các địa phương trong Vùng KTTĐPN nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nông sản Việt Nam nói chung cũng như của mặt hàng rau quả tươi của Vùng KTTĐPN nói riêng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 50 (5) 2016 123 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUỖI LIÊN KẾT TRONG XUẤT KHẨU RAU QUẢ TƯƠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TỪ MINH THIỆN Ban Quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh – thientuminh@ (Ngày nhận: 07/04/2016; Ngày nhận lại: 17/04/2016; Ngày duyệt đăng: 18/08/2016) TÓM TẮT Bài viết giới thiệu các hình thức chủ yếu của chuỗi liên kết trong xuất khẩu rau quả tươi của Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN) và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuỗi liên kết xuất khẩu rau quả tươi của các địa phương trong Vùng KTTĐPN nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nông sản Việt Nam nói chung cũng như của mặt hàng rau quả tươi của Vùng KTTĐPN nói riêng. Từ khóa: chuỗi liên kết; vùng KTTĐPN; chuỗi rau quả tươi. Solutions to enhance the linking chain of exporting fresh fruits and vegetables for Southern key economic zone ABSTRACT This paper presents essential forms of linking chain for exporting fresh fruits and vegetables of the Southern Key Economic Zone (SKEZ) and proposes some solutions to pushing the linking chain for exporting fresh fruits and vegetables of SKEZ. It aims at enhancing the competitive capacity of Vietnam’s agricultural products in general and of fresh fruits and vegetables of SKEZ in particular. Keywords: linking chain; Southern Key Economic Zone; chain of fresh fruits and vegetables. 1. Giới thiệu Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang có diện tích khoảng 30585,8 km2 với dân số khoảng 17,2 triệu người, mật độ dân số đạt khoảng 563 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 49,6%. Xét về mối quan hệ nội tại, mỗi địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những thế mạnh riêng, tạo thành thế mạnh của vùng so với cả nước. Mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2016 - 2020 là trở thành vùng kinh tế động lực, đầu tàu của cả nước; tốc độ tăng trưởng GDP .