Mục đích của bài viết là mô tả cách ứng xử của gia đình đối với người cao tuổi ở một số quốc gia trên thế giới trong điều kiện già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của gia đình. Qua đó tác giả cũng xác định bối cảnh xã hội và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ứng xử với người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay. | CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI – GIÁO DỤC 88 NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Bùi Nghĩa1 Ngày nhận bài: 01/05/2015 Ngày nhận lại: 01/07/2015 Ngày duyệt đăng: 04/01/2016 TÓM TẮT Mục đích của bài viết là mô tả cách ứng xử của gia đình đối với người cao tuổi ở một số quốc gia trên thế giới trong điều kiện già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của gia đình. Qua đó tác giả cũng xác định bối cảnh xã hội và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ứng xử với người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Người cao tuổi, gia đình, ứng xử gia đình. ABSTRACT The purpose of this article is to describe family behavior to elderly people in some countries in the world where population aging has been happening rapidly and deeply affected families in all aspects. Through this article, the author also identifies the social context and factors that may affect the behavior to elderly people in Vietnam families today. Keywords: Elder, family, family behavior. 1. Kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu ứng xử của gia đình đối với người cao tuổi1 “Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần mười năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người”1. Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ đông đảo. Như vậy, già hóa dân số được coi là một thành tựu nhờ những tiến bộ trong y học, chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Song đó lại đang là nguyên nhân của những khó khăn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, lương hưu và đang thách thức các mô hình hỗ trợ xã hội hiện nay. Cùng với những biến đổi trong cấu trúc gia đình do quá trình đô thị hóa, công nghiệp 1 hóa, hiện đại hóa, sự dịch chuyển về mặt địa lý và .