Bài viết Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai trong các gia đình Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh trình bày: Cùng với sự biến chuyển của xã hội, quan niệm truyền sinh của người Công giáo cũng có sự thay đổi. Hiện nay, các cặp vợ muốn chồng Công giáo TPHCM đã có nhận thức chồng Công giáo TPHCM đã có nhận thức sản và đang có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(182)-2013 34 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYỄN TƯỜNG OANH TÓM TẮT Cùng với sự biến chuyển của xã hội, quan niệm truyền sinh của người Công giáo cũng có sự thay đổi. Hiện nay, các cặp vợ chồng Công giáo TPHCM đã có nhận thức và thái độ tích cực đối với kiểm soát sinh sản và đang có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai. Họ có xu hướng thoát ra khỏi những chuẩn mực của Giáo hội Công giáo qua việc sử dụng đa dạng các biện pháp tránh thai, trong đó sử dụng biện pháp tránh thai nhân tạo theo nhu cầu cá nhân đang ngày càng gia tăng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôn giáo là một phạm trù đặc biệt thuộc lĩnh vực tâm linh, có sức bao trùm sâu rộng trong nếp nghĩ, nếp cảm và những sinh hoạt đời thường của từng cá nhân, từng cộng đồng. Nó hóa thành lương tâm, thành lẽ sống xuyên suốt những dấu mốc “lễ nghi đời người” như quan, hôn, tang, tế. Ngay cả đến việc quan hệ nam nữ, mang thai, sinh sản cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Do đó, vấn đề sinh sản đã trở thành giá trị, chuẩn mực, niềm tin không thể thiếu đối với mỗi cá nhân theo mỗi tôn giáo nhất định. Trần Nguyễn Tường Oanh. Nghiên cứu sinh ngành Xã hội học Học viện Khoa học Xã hội. Quan niệm về sinh sản của mỗi tôn giáo được hình thành từ những bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau và từ mong muốn của mỗi tôn giáo về giáo dục lối sống cho giáo dân. Vì vậy, quan niệm sinh sản của mỗi tôn giáo mang sắc thái riêng. Chẳng hạn, Nho giáo quan niệm về phải sinh cho bằng được con trai để nối dõi tông đường; Ấn giáo thì buộc phụ nữ phải sinh cho được con trai vì đàn ông có thể “tái sinh” ở kiếp sau(1); Hồi giáo có quan niệm đa thê nhằm mục đích tăng mức sinh sản; còn Công giáo quan niệm đời sống hôn nhân là truyền sinh(2). Theo Công giáo, truyền sinh là hành vi sinh sản diễn ra trong hôn nhân - có nghĩa là nam và nữ sau khi kết hôn có nhiệm vụ sinh sản, họ không được phép tác động, ngăn chặn tiến trình sinh sản bằng những biện .