Tri thức bản địa: Các hướng tiếp cận nghiên cứu

Bài viết Tri thức bản địa: Các tiếp cận khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường qua chủ đề tri thức bản địa. Dựa trên kết quả khảo sát về tri thức bản địa của các cư dân ở tỉnh Bình Phước, tác giả nhận diện những yếu tố tác động đến sự mai một của tri thức bản địa trong bối cảnh hiện nay,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 11(183)-2013 72 TRI THỨC BẢN ĐỊA: CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN TÓM TẮT Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự nở rộ của các chương trình phát triển trên toàn cầu thì ở “nơi đâu khoa học xã hội, sức mạnh khoa học kỹ thuật, và các mô hình thiết chế” bị thất bại thì kiến thức và kỹ thuật địa phương được xem là chiến lược tốt nhất để chống lại nghèo đói và kém phát triển, vì loại kiến thức này giúp cho người sử dụng tồn tại hòa hợp với tự nhiên và cho phép họ sử dụng tự nhiên một cách bền vững. Thuật ngữ này được cho là mới trong hệ các thuật ngữ liên quan đến phát triển như “tăng trưởng kinh tế”, “tăng trưởng với sự bình đẳng”, “kỹ thuật phù hợp”, “phát triển có sự tham gia”, “phát triển bền vững” (Agrawal, 1995, tr. 413, tr. 417). Theo nhận thức luận này, các chương trình phát triển đã tập trung chú trọng đến vấn đề tri thức bản địa. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 và đặc biệt trong thập kỷ vừa qua đã nhiều công trình nghiên cứu về tri thức bản địa với kỳ vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho các chương trình phát triển ở các địa phương (xem thêm Vương Xuân Tình, 1998, Phạm Quang Hoan, 2003, Nguyễn Ngọc Thanh, 2012, Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý, 2009). Như vậy, thuật ngữ tri thức bản địa thường được xem như là một cách nhìn khác về vị trí cũng như những giới hạn của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Ngô Thị Phương Lan. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết dựa trên tư liệu điền dã của Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 do . Ngô Văn Lệ làm chủ nhiệm: “Tri thức bản địa của cư dân tỉnh Bình Phước” Bài viết chia sẻ quan điểm với nhiều nhà khoa học khác khi cho rằng sự phân chia kiến thức bản địa và khoa học là một quan điểm mang tính cơ học. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực hai loại kiến thức này chuyển hóa cho nhau hướng đến một chiến lược thích nghi phù hợp của con người. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.