Tác động hai mặt của FDI đến nền kinh tế của Việt Nam

Bài viết Tác động hai mặt của FDI đến nền kinh tế của Việt Nam trình bày: FDI không chỉ đầu tư nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cung cấp các nguồn lực khác giúp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững là vốn công nghệ, vốn tri thức, năng lực và kinh nghiệm quản ly,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 12(184)-2013 19 KINH TEÁ HOÏC - XAÕ HOÄI HOÏC TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM PHAN TUẤN ANH TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. FDI không chỉ đầu tư nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cung cấp các nguồn lực khác giúp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững là vốn công nghệ, vốn tri thức, năng lực và kinh nghiệm quản lý Vì vậy, FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập: hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực quản trị, chưa thúc đẩy được nền công nghiệp phụ trợ phát triển, nhiều doanh nghiệp FDI còn gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế Bài viết đưa ra hai mặt “tốt-xấu” của FDI tác động đến nền kinh tế, nhằm cải thiện chính sách thu hút và lựa chọn đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Phan Tuấn Anh. Thạc sĩ. Trung tâm Kinh tế học. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. 1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Với khởi điểm là một quốc gia kém phát triển, Việt Nam không đủ nguồn lực để có thể phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đi trước, nên thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã và đang là nhu cầu cũng như là một nhiệm vụ cấp bách của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn FDI đã mang lại nhiều tác động tích cực. . Gia tăng nguồn vốn đầu tư của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đối với các nước kém phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì FDI là nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra việc làm, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động từ đó làm tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không như nguồn vốn vay từ nước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    25    1    28-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.