Bài viết Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam Đánh giá một cách chi tiết về thực tiễn áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trong khoảng 5 năm từ năm 2008 đến nay. Phân tích, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trên phương diện lập pháp và thực tiễn. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay,. . | Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam Hà Thị Thuý Hà Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Bình Năm bảo vệ: 2014 103 tr . Abstract. Kết luận khoa học về khái niệm giám đốc thẩm, các đặc điểm cơ bản của giám đốc thẩm, ý nghĩa của giám đốc thẩm. Cơ sở khoa học của các quy định về giám đốc thẩm, sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm. Làm rõ nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm. Đánh giá một cách chi tiết về thực tiễn áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trong khoảng 5 năm từ năm 2008 đến nay. Phân tích, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trên phương diện lập pháp và thực tiễn. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay. dân sự; Luật tố tụng dân sự; Giám đốc thẩm; Pháp luật Việt Nam Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. BLTTDS không chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình mà còn giải quyết cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp lao động với mục tiêu đảm bảo việc giải quyết các vụ việc này một cách nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng luật. Do vậy, bên cạnh những thủ tục xét xử thông thường là xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì BLTTDS còn quy định về thủ tục giám đốc thẩm với mục đích xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Trong một vài năm trở lại đây, việc các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm