Khảo sát sự biểu hiện của gen GmHK06 và GmRR34 dưới điều kiện thiếu nước ở hai giống đậu tương MTD777-2 và DT20

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định mức độ biểu hiện của hai thành viên họ TCS mã hóa cho nhân tố dạng histidine kinase GmHK06 và nhân tố điều hòa đáp ứng GmRR34 ở hai giống đậu địa phương này. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 232-236 KHẢO SÁT SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN GmHK06 VÀ GmRR34 DƯỚI ĐIỀU KIỆN THIẾU NƯỚC Ở HAI GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MTD777-2 VÀ DT20 Hoàng Thị Lan Xuân, Nguyễn Hồ Thủy Dung, Nguyễn Bình Anh Thư, Nguyễn Phương Thảo* Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, *npthao@ TÓM TẮT: Hệ thống hai thành phần (Two-component systems-TCSs) bao gồm những yếu tố đã được chứng minh tham gia trong quá trình điều hòa các đáp ứng ở thực vật trong điều kiện thiếu nước. Theo nghiên cứu trước đây của chúng tôi, MTD777-2 là giống đậu tương có các đáp ứng sinh lý hạn tốt hơn giống DT20. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định mức độ biểu hiện của hai thành viên họ TCS mã hóa cho nhân tố dạng histidine kinase GmHK06 và nhân tố điều hòa đáp ứng GmRR34 ở hai giống đậu địa phương này. Các mẫu RNA được tách chiết từ rễ và chồi của cây trồng ở điều kiện thường và điều kiện xử lý hạn 15 ngày được dùng để tổng hợp cDNA phục vụ cho việc đánh giá biểu hiện gen thông qua phản ứng định lượng Real-time PCR. Kết quả phân tích cho thấy, khi thiếu nước, sự biểu hiện của GmHK06 bị ức chế ở rễ và tăng ở chồi, đặc biệt tăng nhiều ở MTD777-2. Trong khi đó, kích thích hạn dẫn đến sự gia tăng đáng kể sự biểu hiện của GmRR34 ở cả hai giống. Những thông tin này cho thấy, trong khi GmHK06 là nhân tố điều hòa đặc hiệu theo mô thực vật, GmRR34 là nhân tố điều hòa dương tính tiềm năng chống chịu được stress hạn ở cả mô rễ và chồi. Do đó, những thành viên họ TCS này có thể được xem như những gen ứng viên dùng trong các ứng dụng kỹ thuật di truyền và cần được tìm hiểu sâu hơn trong tương lai. Từ khóa: Đậu tương, GmHK06, GmRR34, chịu hạn. MỞ ĐẦU Đậu tương (Glycine max) là một trong những cây trồng nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam. Không chỉ là nguồn thực phẩm phổ biến của con người và động vật, đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất và được dùng trong sản xuất năng lượng sinh học. Tuy nhiên, đậu tương có đặc tính chịu hạn kém [1]. Stress hạn là một yếu tố môi trường bất lợi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    19    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.