Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ lên quá trình sinh trưởng và phát triển cây lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của tảo spirulina, một số loại hợp chất hữu cơ và nồng độ sử dụng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) nuôi cấy in vitro để tạo ra hệ số nhân giống cao trong thời gian ngắn. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 250-256 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LAN HÀI HỒNG (Paphiopedilum delenatii) IN VITRO Nguyễn Thị Cúc1*, Nguyễn Văn Kết1, Dương Tấn Nhựt2, Nguyễn Thị Kim Lý3 1 2 Trường Đại học Đà Lạt, *cucnt_nl@ Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Viện Di truyền Nông nghiệp TÓM TẮT: Bổ sung các hợp chất hữu cơ vào môi trường nuôi cấy in vitro thường được thực hiện với mục đích thúc đẩy quá trình trao đổi chất của một số cây sinh trưởng chậm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của ba nhóm hợp chất hữu cơ khác nhau: (i) nhóm chuối, khoai tây, nước dừa; (ii) nhóm peptone, triptone, bột nấm men và (iii) nhóm tảo spirulina lên quá trình sinh trưởng và phát triển của lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro. Kết quả cho thấy, cả ba nhóm hợp chất hữu cơ đều có tác dụng làm gia tăng số lượng chồi, đặc biệt tảo spirulina không những kích thích quá trình tạo chồi mà còn làm gia tăng tỷ lệ sống của mẫu cấy lan hài hồng in vitro. Trong nhóm chuối, khoai tây và nước dừa thì chuối có tác động mạnh nhất lên quá trình tạo chồi và số chồi đạt cao nhất ở nồng độ 20 g/l với 3,8 chồi/mẫu cấy. Đối với nhóm peptone, triptone và bột nấm men, bột nấm men có tác động mạnh nhất lên quá trình tạo chồi và số chồi đạt cao nhất (3,9 chồi/mẫu cấy) ở nồng độ 1 g/l bột nấm men. Tỷ lệ sống của chồi đạt 100% khi bổ sung bột tảo spirulina và số chồi đạt cao nhất là 4,0 chồi/mẫu cấy ở nồng độ 50 mg/l. Từ khóa: Paphiopedilum delenatii, bột nấm men, lan hài, tảo spirulina. MỞ ĐẦU Chi Lan hài (Paphiopedilum) gồm nhiều loài lan quí hiếm, được tổ chức CITETS công nhận và bảo vệ [19]. Những loài lan thuộc chi này đang dần bị tuyệt chủng vì sự khai thác quá mức của con người. Đặc thù riêng của chi này là cây sinh trưởng chậm, tỷ lệ nảy mầm của hạt trong tự nhiên rất thấp. Hiện nay, việc nghiên cứu nhân giống lan hài rất được chú trọng nhằm mục đích thương mại và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    81    2    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.