Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên khả năng nảy mầm, tạo chồi và rễ của sâm bố chính trong điều kiện in vitro. . | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 266-271 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ GIỐNG SÂM BỐ CHÍNH (Hibiscus sagittifolius Kurz) TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Phan Duy Hiệp*, Nguyễn Trí Minh, Phan Xuân Huyên, Cao Đình Hùng, Đinh Văn Khiêm, Nguyễn Thị Thanh Hằng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, *duyhiepcnsk07@ TÓM TẮT: Sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz) thuộc họ Malvaceae là loài cây dược liệu quí, tuy nhiên, số lượng cây ngoài tự nhiên đang giảm nhanh do vùng phân bố bị thu hẹp cùng với nhu cầu khai thác tăng và tỷ lệ hạt nảy mầm thấp. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên khả năng nảy mầm, tạo chồi và rễ của sâm bố chính trong điều kiện in vitro. Kết quả sau 45 ngày nuôi cấy, tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt cao nhất (55,6%) khi hạt được ngâm trong dung dịch 30 mg/l GA3 trong thời gian 120 phút, tiếp theo khử trùng hạt bằng dung dịch HgCl2 0,5%, cuối cùng cấy hạt vào môi trường MS có bổ sung 10 mg/l GA3. Sau 30 ngày nuôi cấy, hệ số nhân chồi các giống hoa màu vàng, đỏ và hồng hình thành đạt cao nhất (4,5 chồi/mẫu) khi cấy mẫu trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, nước dừa 10%, 0,2 mg/l GA3. Sau 30 ngày nuôi cấy chồi in vitro tạo rễ bất định và tăng trưởng tốt nhất (6,6 rễ/chồi và chiều cao 10,5 cm/chồi) khi được nuôi trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l IBA và 0,5 mg/l NAA. Như vậy, phương pháp nuôi cấy mô có thể sản xuất được số lượng lớn sâm bố chính trong thời gian ngắn. Từ khóa: Hibiscus sagittifolius, điều hòa sinh trưởng, nhân chồi, sâm bố chính. MỞ ĐẦU Sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz) thuộc họ Malvaceae [2], hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, màu đỏ, màu hồng, màu tím. Sâm bố chính là một cây dược liệu có tác dụng như bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, nhuận tràng, bổ phổi, tăng cường sinh lực, chữa viêm phế quản, bạch đới [3]. Ngoài tác dụng làm dược liệu, cây này còn được trồng làm cảnh nhờ hình dáng đặc biệt của rễ và vẻ .