Nghiên cứu tác động của DMSO trong biệt hóa tạo tế bào giống tế bào gan từ gốc cuống rốn

Bài viết tiến hành nghiên cứu sử dụng DMSO như là yếu tố để biệt hóa TBGTM cuốn rốn thành tế bào định hướng tế bào gan bằng cách xử lý với các nồng độ khác nhau. . | Những nghiên cứu gần đây cho thấy DMSO có khả năng biệt hóa các dòng tế bào gốc trung mô (TBGTM) như tế bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc mô mỡ, tế bào gốc máu dây rốn và tế bào gốc dây rốn thành tế bào gan. Trong nghiên cứu này, tế bào được phân lập từ mẫu mô cuống rốn và đánh giá các chỉ thị phân tử đặc trưng của dòng tế bào gốc trung mô sau đó xử lý với DMSO với nồng độ 0,01%; 0,1% và 1% trong môi trường nuôi thông thường trong 3 ngày. Kiểm tra các chỉ thị phân tử đặc trưng cho tế bào gốc trung mô và cho tế bào gan bằng phương pháp PCR phiên mã ngược (RT-PCR). Theo dõi biểu hiện của các chỉ thị phân tử của tế bào gốc và tế bào gan ở các ngày thứ 10, 20 và 30 để đánh giá mức độ biệt hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tế bào sau phân lập có biểu hiện đầy đủ các chỉ thị phân tử của tế bào gốc trung mô và các chỉ thị này ổn định trong suốt 20 lần cấy chuyển sau phân lập với biểu hiện dương tính với các chỉ thị đặc trưng tế bào gốc trung mô như CD73, CD90, CD105. Đối với lô xử lý bằng DMSO với nồng độ 1% sau 30 ngày nuôi, tế bào đã có biểu hiện của chỉ thị đặc trưng cho tế bào gan là HNF4

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.